Đại hội cổ đông Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Theo đó, nội dung về phương án tái cơ cấu ngân hàng thông qua sáp nhập và là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (🌼Vietinbank) đã được PGBank gỡ bỏ. Thay vào đó, Hội đồng quản trị PGBank chỉ xin cổ đông chấp thuận phương án sáp nhập "với một ngân hàng khác". Trong tờ trình lần này, PGBank không nêu rõ danh tính đối tác cũng như phương án sáp nhập cụ thể.
Trước đó, trong tài liệu chuẩn bị cho Đại hội cổ đông 2014 được chính ngân hàng này công bố, kế hoạch sáp nhập với Vietinbank đã được tiết lộ. Tại kế hoạch này, PGBank cho bi🐠ết Vietinbank là đối tác thể hiện rõ sự thiện chí tái cơ cấu và PGBank có thể sáp nhập nhưng giữ nguyên thương hiệu cũ, trở thành đơn vị thành viê♔n trực thuộc theo mô hình "ngân hàng trong ngân hàng".
Việc tái cơ cấu PGBank được đặt ra xuất phát trước tiên từ chỉ thị của Thủ tướng về giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) xuống còn 20% trong năm 2015. Hiện Petrolimex vẫn là cổ đông lớn và nắm 40% vốn của PGBank. PGBank là một trong số ít các ngân hàng hi🦩ện nay có vốn điều lệ ở mức tối thiểu theo quy định (3.000 tỷ đồng).
Ngoài r💖a, đại diện PGBank cũng nêu rõ trong tờ trình, việc tái cơ cấu cũng xuất phát từ nhu cầu nội tại của chính đơn vị này. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu cũng đến từ "thiện chí của đối tác tiềm năng".
Năm 2013, PGBank tăng 29% tổng tài sản so với 2012 nhờ hoạt động mạnh trên thị trường liên ngân hàng (v꧙ốn🧜 huy động tại thị trường này tăng gấp đôi). Tuy nhiên, tổng dư nợ tín dụng tăng chưa đến 1% khiến lợi nhuận của PGBank chưa được một phần năm so với kết quả năm 2012, đạt 517 tỷ đồng. Do đó, năm 2014, ngân hàng này đặt mục tiêu lãi trước thuế 250 tỷ, tín dụng tăng trưởng 6% và nợ xấu khống chế dưới 3%.
Thanh Thanh Lan