Ngày 1/5, chia sẻ với VnExpress, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, bày tỏ lo ngại như trên khi dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, một số bãi biển lớn có đông tới vui chơi, tắm biển. Trong 📖đó, bãi biển Vũng Tàu ngày 30/4 có khoảng 70.000 người.
"Nếu trong đám đông đó có người nhiễm bệnh sẽ rất khó truy vết nhanh. Thậm chí, nhiều người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng,🎉 khó phát hiện", ông Phu nói và khuyến cáo, người dân nên hạn chế tham dự các sự kiện đông người trong dịp nghỉ lễ này.
Theo ông, bài học lễ hội sông Hằng của Ấn Độ với hàng triệu người tham dự khiến dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh chóng với hàng nghìn ca mỗꦉi ngày "vẫn còn nguyên giá trị". Việt Nam đã ghi nhận một số chꦓủng virus lây lan nhanh như chủng Anh, Nam Phi, Ấn Độ. "Không loại trừ ổ dịch tại nước ta lần này có liên quan đến chủng lây lan nhanh. Ca bệnh từ Hà Nam cũng có thể liên quan".
"Đợt dịch này rơi vào kỳ nghỉ lễ, trong khi từ ca F0 ở Hà Nam đang có tốc độ lây lan nhanh trong thời gian rất ngắn. Lào, Campuchia, Thái Lan, Maylaysia, Philippines đang bùng phát dịch bệnh trên diện rộng nên tôi rất lo ngại chu kỳ bùng phát m😼ới ở khu vực", PGS Phu phân tích.
Nói các thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM có nguy cơ rất cao, vì sau nghỉ lễ, nhiều người trở lại làm việc, ông đề nghị các địa phương nhanh chóng hơn nữa t👍ruy vết hết các F0, F1, F2. "Khó mấy cũng phải làm, việc này rất quan trọng vì phải nhanh, chạy đua với dịch".
Sau hơn một tháng không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, từ ngày 29/4 Việt Nam đã ghi nhận 16 ca lây nhiễm cộng đồng, khởi đầu từ "bệnh nhân 2899". Nhà chức trách đang cấp tốc truy vết, khoanh vùng và dập dịch tại các tỉnh. Hà Nam đã lập bệnh viện dã chiến 500 giường tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 để hỗ trợ xét ng๊hiệm và điều trị bệnh nhân Covid-19.