Cơ qua🐻n chức năng Hà Nội cho biết, 30 bao hàng với hàng chục ng🌜hìn sản phẩm chủ yếu là quần áo thời trang mùa hè, đồ thể thao nhãn hiệu Gucci, LV, Nike, Adidas, Burberry được trữ trong căn nhà 3 tầng, thuê tại địa chỉ số 2, DV04 Tây Nam Linh Đàm, phố Bằng Liệt, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Người thuê nhà làm kho chứa hàng là Trần Mĩ Sĩ, sinh năm 1996, thường trú tại Nhân Thịnh, Lý Nhân, Hà Nam. Khi bị kiểm tra, Sĩ không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký ki⭕nh doanh cũng như các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường cho biết, các đối tượng thường xuyên thay đổi địa điểm để tránh cơ quan chức năng kiểm tra, lục soát. Theo ông, kho hàng bị phát hiện lần này không phải là ℱduy nhất và cũng không phải là địa chỉ đầu tiên. Trước đó, chủ hàng đã thuê tại nhiều địa điểm khác để chứa trữ hàng hóa vi phạm.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kho hàng hoạt động chủ yếu bằng hình thức bán online trên mạng xã hội facebook và sử dụng các sàn thương mại điện tử để giao dịch. Tại kho hàng này, cơ quan chức năng cũng phát hiện một lượng lớn hàng hóa đã được đóng gói, dán mã ♚vận đơn để chuẩn bị giao cho đơn vị giao hàng chuyển đến người tiêu dùng.
Cách đ𝔉ây mấy ngày, cơ quan chức năng Nam Định cũng đã thu giữ 20.000 – 30.000 sản phẩm chủ yếu nhái nhãn hiệu Hermès, LV, Chanel ở thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản. Theo quản lý thị trường, đây là kho hàng giả lớn nhất miền bắc và họ phải huy động tới 10 xe tải 3,5 tấn mới có thể di chuyển số hàng hoá vi phạm trong kho.
Đức Minh