Việc phá rừng diễn ra một cách lén lút từ năm 2011 và bắt đầu công khai, rầm rộ trong những tháng gần đây. Diện tích đất rừng tại 2 ấp 17 và 18, xã Nguyễn Phích vốn thuộc quyền quản lý của Lâm trường Sông Trẹm (huyện Thới Bình); được bàn giao về huyệ🐟n U Minh vài năm gần đây.
Quản lý lỏng lẻo và sự thờ ơ của chính quyền địa phương được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng gia tăng. Ông Nguyễn Văn Cum, Trưởng công an ấp 18 cho biết, 𝓡người dân tận diệt cây tràm trên phần đất được giao khoán là do tràm không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho họ; các nguồn lợi khác từ rừng như mật ong, cá đồng là rất ít ỏi. Chính vì vậy, nhiều hộ chặt hết tràm, đưa nước mặn vào nuôi tôm, do lợi ích kinh tế từ con tôm cao hơn.
Hầm than bằng gỗ tràm chặt phá ngay giữa rừng. |
Hành vi này không chỉ đe dọa đế🐽n diện tích rừng tràm còn lại mà môi trườn🐷g sinh thái đặc trưng của rừng U Minh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước mặn xâm nhập làm cho nước ngọt ở vùng này, đặc biệt cá đồng sụt giảm rất nhiều. Qua tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ở 2 ấp này đã có hơn 25 hộ dân phá rừng, với tổng diện tích tràm bị chặt trắng gần 100 ha. Đến nay, chưa có gì đảm bảo diện tích rừng còn lại sẽ không bị tận diệt; bởi một số hộ đã phá rừng còn đi “vận động” những hộ khác “làm theo mình”.
Ông Đỗ Văn Đồng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện U Minh cho biết: “Chúng tôi đa🗹ng cố gắng xử lý dứt điểm tình trạng người dân phá rừng nuôi tôm. Có một trường hợp đơn vị đang củng cố hồ sơ để đề nghị khởi tố”.
Tôm nuôi lấp vụ cũng 'dính đòn'
(Thanh Niên)