"Tôi từng là nạn nhân của va chạm giao thông. Khi đó, một ôtô bốn chỗ chạy từ phía sau nhấn còi liên tụ💫c để đòi tôi nhường đường cho họ vượt lên. Thế nhưng, đường đông, không có chỗ trống để tôi tránh qua cho họ lên trướ♔c, nên tôi quyết định không nhường. Vậy là anh ta nhấn ga tông thẳng vào đuôi xe máy của tôi để trả đũa.
Chưa hết, khi đến chỗ đường trống, anh ta tiếp tục tăng ga vượt lên để ép tôi vào lề đường và bắt tôi xin lỗi bằng được. Hành động đó suýt nữa đã gây ra tai nạn. Nhưng tôi không hiền như anh ta nghĩ. Khi gã tài xế 25 tuổi kia bặm trợn kia tiến lại, tôi làm ầm lên để thu hút sự chú ý của đám đông và nhờ những người khác gọi công an tới꧂ giải quyết. Khi thấy có đông người chứng kiến, lại sợ phải làm việc với công an, nên gã tài xế mới thôi uy hiếp tôi và lập tức bỏ đi".
Đó là chia sẻ của độc giả Yeu Mot Thoi sau vụ việc "Đập vỡ ༺kính ôtô, bắt tài x🦹ế quỳ sau va chạm giao thông". Theo đó, sau mâu thuẫn trong lúc lái xe với một người điều khiển ôtô năm chỗ, nam tài xế 46 tuổi nhấn ga truy đuổi, ép đối phương dừng lại. Sau đó, kêu tài xế kia ra nói chuyện không được, ông này liền nhặt khúc x𒈔ương bò dài khoảng 30 cm trên vỉa hè đập vỡ cửa kính ôtô, rồi liên tục chửi bới, nắm tóc, cầm khúc xương bò dọa đánh, bắt quỳ xuống ꩵxin lỗi mới bỏ qua.
Đồng cảm với nỗi bức xúc của những nạn nhân bị uy hiếp, hành hung sau va chạm giao thông, bạn đọc Mr Strong bình luận: "Tôi cũng từng gặp một số trường hợp ngườꦅi đi sai luật mà vẫn ngang nhiên quát tháo, chửi bới người khác trên đường. Ví dụ, khi dừng đèn đỏ, người đằng sau bấm còi inh ỏi đòi đi trước; người đi đúng chiều bị xe đi ngược chiều bấm c൩òi, la lối rằng 'đi không nhìn đường'...
Nói chung, văn hóa lái xe của nhiều người dân nước ta luôn l꧂à đòi mình phải được ưu tiên, không có khái niệ🌃m nhường đường: xe lớn nhường xe nhỏ, xe cơ giới nhường đường cho người đi bộ... Nếu để ý, khi ra đường, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp tình trạng người tham gia giao thông dùng còi nhiều hơn là dùng thắng xe. Đường phía trước cứ ùn một chút là họ nhấn còi liên tục để thúc ép, thấy xe trước mặt là bấm còi đòi vượt ngay, thậm chí người đi bộ đang đi trên vạch qua đường mà cũng bị cánh tài xế bấm còi đòi vượt...".
>> Tôi ám ảnh khi bị nẹt pô 'dằn mặt' v♌ì không chịu nhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚường đường
So sánh với văn hóa lái xe ở các nước phát triển, độc giả Tranduclongcz nhấn mạnh: "Tôi ở châu Âu, thấy rằng khi hai người va chạm giao thông, việc đầu tiên là họ xuống xe hỏi han nhau xem có bị làm sao không, có cần giúp đỡ không, làm các công việc ✱tối thiểu bảo đảm thông tin, an toàn cho những người cùng tham gia giao thông. Sau đó, hai người cùng gọi cho cảnh sát và đứng nói một cách bình tĩnh, lịch sự với🌜 nhau. Mọi việc đúng, sai sau đó đã có công an ghi chép và bảo hiểm sẽ lo chi trả bồi thường. Điều đó hoàn toàn trái ngược với bức tranh giao thông còn nhiều nhức nhối ở Việt Nam".
Làm gì để những xích mích, ẩu đả không xảy ra sau va chạm giao thông? Bạn đọc Đăng Khoa cho rằng vấn đề nằm ở vai trò của luật pháp: "Thường ngày, khi tham gia giao thông, tôi cũng thường chủ động nhường đường cho những kẻ đi ẩu, với suy nghĩ 'tránh voi chẳng xấu mặt nào' và cũng là để tránh xung đột, giữ an toàn cho chính bản thân mình. Bởi tôi biết chắc rằng, khi có xung đột xảy ra, mình sẽ không thể chống chọi lại với những người 🌸hung hăng như vậy được và cuối cùng sẽ tự chịu thiệt thòi.
Tất cả những trường hợp này, để công bằng, theo tôi phải nhờ tới sự can thiệp của luật pháp. Tuy vậy, để xử lý một vụ tai nạn giao thông hiện nay, quy trình dường như quá nhiêu khê về🎉 thủ tục và tốn nhiều thời ཧgian. Chúng ta chưa có chính sách giải quyết nhanh cho người đi đúng luật.
Ví dụ, sau khi có kết luận lỗi vi phạm của một trong hai (thông qua camera giao thông hoặc CSGT), thì người đi đúng sẽ được trả xe ngay. Đằng này, dù đúng hay sai, người liên quan cũng phải bị giữ xe dài ngày, rất mệt cho cꦇác bên. Từ những rắc rối đó dẫn đến khuynh hướng người đúng dù có bị uy hiếp, hành hung, nhưng nếu thiệt hại không nhiều lắm thì họ cũng đành nín nhịn và chịu thiệt cho xong chuyện".
Đồng quan điểm, độc giả Lee Hung kết lại: "Luật còn chưa nghiêm, còn chưa có tính răn đe, nên những chuyện như thế này còn xảy ra dài dài. Ở các nước phát triển, bạn chỉ cầ🥃n vi phạm luật, dù chỉ một lần, vết ố đó theo bạn cả cuộc đời, nên không ai dám vi phạm cả. Hiện nay, phần tài chính chúng ta đã bước đầu làm được (không được vay ngân hàng, không được mở thẻ tín dụng... ) nhưng tại sao khôn🍒g làm tiếp?
Cá nhân tôi thấy rất ít vụ ꦉviệc tương tự sau khi bị xử phạt xong mà người vi phạm nhớ đời luôn cả. N꧟ếu chỉ phạt vài triệu đồng thì chẳng ăn thua gì với những thành phần này. Phạt hành chính xong, không lưu lại vết tích gì, lý lịch vẫn sạch sẽ nên chẳng ai sợ.
Cứ thử không cho vay ngân hàng, khóa thẻ tín dụng, bắt cách ly xã hội, phạt lao động công ích, xử lý xong công khai việc ౠthi hành lên phương tiện thông tin đại chúng... để làm gương, xem lúc đó mấy kẻ vi phạm có dám không chấp hành luật không?".
- 'Nên phạt nguội tài xế không nhường đường cho xe xin vượt'
- Người đi bộ cắt mặt ôtô, bắt tôi phải nhường đường
- Xin đường nhưng không được cho
- Tôi ân hận vì nhường đường cho cô gái vượt đèn đỏ
- Tài xế container trả đũa nữ 'Ninja' vì bị tạt đầu
- Xe buýt hung hăng 'tấn công' mẹ con tôi