Với giọng bức xúc, bà Hường cho rằng, báo cáo Chính phủ tại các kỳ họp Quốc hội đều đánh giá tham nhũng là "trầm trọng, nghiêm trọng, nhức nhối", chưa có đánh giá nào là tham nhũng giảm dần. Tham nhũng đang phổ biến và coi như là nếp sống bình thường. "Nhiều vụ việc chưa đư♍ợc xử lý đến nơi đến chốn, chỉ đánh từ "vai" trở xuống nên người tham nhũng vẫn còn cái "đầu" để tiếp tục toan tính" - bà Hường nhìn nhận.
Dẫn ra෴ các thí dụ về các vụ tham nhũng điển hình tại rừn🅘g Tánh Linh (Bình Thuận) và thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng), bà Hường cho rằng, pháp luật của chúng ta chưa được thực thi nghiêm chỉnh, những người chống tham nhũng không những được bảo vệ mà còn bị trả thù.
Đề cập đến vấn đề kê khai tài sản, n𝓀hiều đại biểu khẳng định, đây là vấn đề không mới nhưng việc thực hiện mang tính hình thức, đối phó. "Đọc bản kê khai, chúng ta nghĩ gì khi những vị lãnh đạo tương lai phần lớn ở nhà cấp 4, tất cả tài sản cộng lại không quá 50 triệu đ꧟ồng" - bà Hường chua chát.
Theo bà, việc kê khai tài sản phải công khai tại nơi làm việc, khu dân cư nơi cán bộ sinh sống, để dân giám sát. Theo dự luật, ngoài việc kê khai𓄧 tài sản của mình, cán bộ còn phải kê khai tài sản của vợ (chồng), con dưới 18 tuổi trong cùng sổ hộ khẩu. Bà Hường đề nghị nên bỏ quy định "trong cùng sổ hộ khẩu" bởi cán bộ tham nhũng chỉ cần tách vợ, con ra khỏi sổ hộ khẩu là có thể tránh được cơ chế kê khai tài sản.
Chia sẻ với quan điểm này, đại biểu Đặng Ngọc Tùng cũng cho rằng, kê khai tài sản cán bộ xong không thể để đó, cần phải có cơ chế để kiểm soát thu nhập bất minh của quan chức. Ngoài công khai tài sản cán bộ, các cơ quan cũng cần công khai hoạt động, các chỉ tiêu, định mức để hạn chế tối đa việc chạy chọt. "Thực tế nhiều cơ quan, tổ chức không công khai hoạt động, chỉ tiêu tuyển dụng... Chính sự bí mật này đã tạo cơ hội cho những người có chức quyền đang quản lý thông tin thực♓ hiện các hành vi tham nhũng", ông Tùng nói.
Từ đánh giá này ông đề xuất thành lập Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng để tập hợp ý chí sức mạnh của nhân dân. Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải giao đầy đủ thẩm quyền, lực lượng và nhiệm vụ rõ ràng cho cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo. Nếu thành lập Ban chỉ đạo chung chung và kiêm nhiệm như trong dự luật thì chắc chắc không có hiệu quả.
Trong khi đó, với cái nhìn của người có th꧅âm niên trong ngành tư pháp, đại biểu Nguyễn Đức Chính lại nhận định: "Gốc rễ của tình trạng tham nhũng hiện nay là chúng ta chưa xây dựng được cơ chế kiểm soát tài chính của tổ chức, cá nhân". Theo quan điểm của ông, nếu tiếp tục áp dụng nền kinh tế tiền mặt, thì việc kiểm soát tham nhũng rất khó. Do vậy, trách nhiệm của Chính phủ là phải xây dựng được cơ chế kiểm soát tài chính lành mạnh. Trên cơ sở đó mới xác định được tài sản nào là hợp pháp, tài sản nào là bất minh.
Còn đại biểu Đỗ Ngọc Quang lại đưa ra góp ý về trách nhiệm của người đứng đầu. Theo ông, song song với việc quy định rõ trách nhiệm thủ trưởng cơ quan cũng cần quy định quyền hạn xử lý của họ với cán bộ dưới quyền. Thực tế hiện nay, giám đốc cơ quan nhà nước không có qꦐuyền bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng phòng. Với sai phạm của cấp phó, việc xử lý lại càng khó.
Tán động với nhiều ý kiến trước đó, ông Quang cũng cho rằng, cần phải thành lập Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng hoạt động độc lập. Cơ quan này sẽ báo cáo trực tiếp Tổng bí thư, Thủ tướng hoặc Chủ tịch Quốc hội... Tại các địa phương, cơ quan chống tham nhũng cũng không phụ thuộc vào hệ thống chính quyền địa phương mà hoạt động theo mô hình 🍬văn phòng đại diện của Ban chỉ đạo trung ương.
Sáng mai, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc.
|
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân phát biểu tại Quốc hội. Ảnh: Anh Tuấn
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân: Những người chạy chức quyền coi quyền lực là vấn đề có thể mua bán"Cơ chế chính sách của chúng ta còn rất nhiều khe hở và đây chính là mảnh đất phì nhiêu cho tham nhũng, tiêu cực. Tôi đề xuất 4 cải cách: hành chính nhân sự, tư pháp, tài chính ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước. Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, tôi nghĩ cần phải có luật thuế thu nhập cá nhân cho mọi công dân và mọi nguồn thu phải qua tài khoản. Về vấn đề cán bộ, chúng ta tập trung vào những người chạy chứcꩵ, chạy quyền chạy dự án. Đại bộ phận những người chạy chức, chạy quyền là những người coi quyền lực là vấn đề mua bán, họ đã bỏ tiền ra mua chức thì phải bán bằng cách nhận hối lộ.
Tại mỗi cơ quan đều có chi bộ, đ🅷oàn thể, nhưng tại sao không thấy phát hiện tham nhũng? Tôi nghĩ ở đây có tư tưởng e ngại bởi tham nhũng ít ăn một mình lắm, nói cách khác tham nhũng thành nồi cơm chung và ít ai dám động tới".
Việt Anh