Nhiều nhân viên từng nói có cảm giác bị sếp bỏ rơi, không thấy được tôn trọng khi đề xuất ý tưởng hoặc chia sẻ quan điểm cá nhân. Không chỉ gây ức chế, hành động này có thể tác động tiêu cực đến lòng tự tôn, sức khỏe tinh 💟thần và hiệu suất công việc của người lao động.
Trong một nghiên cứu có phạm vi toàn cầu của nhóm các nhà khoa học Mỹ, các nhân viên có cảm giác được sếp quan tâm, tôn trọng báo cáo chỉ số sức khỏe và hạnh phúc tốt hơn 56%; 89% thích thú và hài lòng hơn trong công việc; 92% nói tập trung và cải thiện hiệu suất; ngoài ra mức độ tin cậy và cảm giác an toàn tại nơi làm việc cao 🎀gấp 72 lần.
Có thể thấy việc được tôn trọng thay vì bị ngó lơ có tác động lâu dài đến sự nghiệp của một người. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu sếp luôn tránh mặt hoặꦿc phủ nhận sự cống hiến của bản thân?
Tự xem xét thái độ của bản thân
Trước khi đưa ra kết luận về hà🐲nh vi của sếp, chẳng hạn như "họ thực sự ghét tôi", hãy tự hỏi bản thân liệu hành vi của họ với bạn là nhất quán hay mới thay đổi. Rất có thể 𝄹người quản lý đang bận hoặc nội dung thảo luận chưa thực sự gây ấn tượng, chứ không có ý phớt lờ bạn.
Đừng vội đổ mọi lỗi lầm cho sếp
Thật dễ dàng để có suy nghĩ tiêu cực về lý do tại sa💛o sếp có cách cư xử chưa phù hợp, nhưng trong một số trường hợp, hành động trên xuất phát từ ngoại cảnh. Chúng đơn giản là việc khối lượng công việc của người quản lý tăng đột ngột; bản thân sếp phải đối mặt với áp lực từ cấp trên và vật lộn để đối phó; hoặc có thể họ có ít thời gian và muốn giải quyết các việc cấp thiết.
Do vậy,ꦉ trước khi quy kết sếp ghét hoặc cố tình phớt lờ bạn, hãy tự đặt những câu hỏi cho bản thân:
- Gần đây sếp có được giao một dự án lớn trong khi h💟ọ quá nhiều việc phải quản𝄹 lý không?
- Họ có phải tăng ca khiến tâm trạng căng thẳng và cảm g✱iác kiệt sức kéo 🍰dài.
- Họ có thiếu nguồn nhân lực và ph𒐪ải gánh vác quá nhiều꧙ trọng trách?
- Họ có gặp nhữn⛦g khó khăn trong đời sống cá nhân?
Để🐲 có câu trả lời thỏa đáng, hãy thử chia sẻ lo lắng với đồng nghiệp đủ tin tưở𝕴ng và thân thiết với sếp.
Thử tạo các cuộc trò chuyện trực tiếp
Cách tiếp cận tốt nhất là trực tiếp thảo luận vấn đề, thay vì trao đổi qua e꧟mail hoặc gọi điện thoại có thể khiến một trong hai hiểu sai ý đối phương. Chưa kể, thẳng thắn trao đổi, chủ động trò chuyện với sếp vềও cảm nhận của bản thân có thể khiến mối quan hệ của bạn và sếp tốt hơn.
Để tránh bị từ chối, người lao động nên áp dụng theo kiểu: "Tôi muốn tăng thêm nhiều giá trị nhất cho công việc ✤và rất muốn có một cuộc trao đổi về những điều sếp mong muốn ở nhân viên".
Chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất
Nhưng nếu bị sếp liên tục từ chối hoặc 🔥đã gặp mặt nhưng vẫn im lặng, phớt lờ trong các cuộc họp khác nhau, hãy thử nghĩ xem việc tiếp cận có đúng thời điểm.
Còn nếu mọi lý do không thể bao 🦩biện cho hành động động trên, bạn nên hiểu ẩn ý của sếp và bắt đầu suy nghĩ tiếp tục làm hoặc tìm kiếm cơ hộꦜi mới.
Phương Minh (Theo Harvard Business Review)