Tôi năm nay 45 tuổi, không bao lâu nữa là đến lúc nghỉ hưu. Tuy vậy, bản thân vẫn chưa chuẩn bị kếꦦ hoạch gì cho mốc trọng đại này.
Khi còn trẻ, tôi chỉ nghĩ đến mục tiêu tꩲìm việc tốt, phù hợp và tích vốn để kinh doanh sau này. Lớn hơn khi lập gia đình, tôi lại ưu tiên mua nhà, mua xe, các kế hoạch lớn dành cho gia đình và con cái. Kế hoạch tài chính cho giai đoạn về hưu một cách nghiêm túc gần như không có.
Vậ🔥y theo chuyên gia, tꦍôi phải giải quyết vấn đề này ra sao?
Thành Tài
Chuyên gia tư vấn:
Bạn vẫn có thể đạt được mục tiêu về kế hoạch hưu trí ngay cả khi đã bắt đầu ở tuổi 45. Đối với nhiều người, độ tuổi này sẽ là một thử thách lớn về thời gian nếu chưa thực hiện kế hoạch cho nghỉ hưu. Nhưng 🐟bạn có cơ hội để gia tăng tốc độ để có thể chuẩn bị cho tuổi xế chiều an nhàn.
"Liệu có quá trễ để bắt đầu kế hoạch hưu trí?" là câu hỏi chúng tôi thường gặp. Câu trả lời rất đơn giản: Thời điểm bắt đầu kế hoạch hưu trí là ngay hôm nay. Không quá muộn để bắt đầu hưu trí ở tuổi 35꧒ hay 45 như bạn, hoặc muộn hơn là ở tuổi 50.
Việc đầu tiên, bạn nên làm là cần có Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tham gia, bạn sẽ nhận được những lợi ích cơ bả💯n khi về già như lương hưu hằng tháng, thẻ Bảo hiểm y tế với mứ♓c đóng hằng tháng bằng 22% thu nhập do người tham gia tự chọn.
Sau đó, bạn cần rà soát lại tất cả khoản chi tiêu, tiền tiết kiệm và cả những khoản nợ đang có. Kiểm soát dòng tiền là điều bạn phải làm đầu tiên nhằm đánh giá sức khỏe tài chính của bản thân. Nếu chẳng may vẫn đang có nhiều khoản nợ, bạn cần phải giải quyết ngay, trong đó xác định đâu là "nợ xấu", đâu là "nợ chưa xấu". Nợ xấu là những khoản bạn đang phải gánh lãi suất rất cao, nên cần phải xử lý sớm để ngăn chúng "gặm nhấm" tiền c🎉ủa bạn.
Sau đó, bạn phải tiến hành xử lý nợ. Việc này sẽ khá khó khăn nên buộc bạn phải thắt chặt chi tiêu, giảm các khoản không cần thiết. Vì thế, bạn nên có một cuốn sổ ghi lại chi tiêu để hằng tuần có thể rà soát. Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn có thể tham khảo quy tắc 50-30-20. Trong đó, ph🃏ân nửa ngân sách hàng tháng sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, 🔯nhà ở, đi lại. Nhu cầu thụ hưởng như mua sắm và sở thích chiếm 30%. Phần còn lại sẽ phục vụ nhu cầu gia tăng như tích lũy, đầu tư.
Điều lưu ý tiếp theo là về đầu tư, dù ít hay nhiều, bạn cũng nên tham gia sớm. Song song xử lý nợ, bạn cần trích một khoản ngân sách nhỏ từ 10% thu nhập để đầu tư. Điều nay sẽ giúp hình thành thói quen tích lũy và tạo động lực giúp bạn nhìn thấy việc mình làm đang có kết quả tốt. Việc tích lũy khoản tiền nhỏ mỗi tháng để đầu tư giúp bạn tận dụng được sức mạnh lãi kép để hái "quả ngọt" về sau.
Bạn nên nhớ, thời gian đầu tư càng dài, sức mạnh lãi kép càng lớn. Giả sử năm nay, bạn thực hiện một khoản đầu tư 100 triệu đồng, mỗi năm tăng trưởng ở mức 5% cho đến khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 62. Nếu bạ🌳n tái đầu tư tiền lãi của mình (đây là lãi kép), khoản đầu tư của bạn sẽ có giá trị gần 230 triệu đồng. Ngược lại, bạn bỏ cùng số vốn nhưng ở thời điểm trễ hơn, mãi đến năm 55 tuổi, khoản đầu tư của bạn khi nghỉ hưu chỉ đạt 140 triệu đồng.
Theo Tập đoàn cố vấn đầu tư Vanguard, mỗi người thường có hai nguồn tiền: thu nhập cố định và thu nhập hưu trí bổ sung. Vì thế, bên cạnh việc duy trì đóng góp vào Bảo hiểm xã hội, bạn cũng có thể trích một khoản tiền nhỏ vào quỹ hưu trí tự nguyện,ও như một gꦿiải pháp để gia tăng lương hưu. Mỗi độ tuổi khi tham gia vào quỹ hưu trí sẽ luôn có những sản phẩm phù hợp.
Điều quan trọng không kém là đừng để tâm lý bất an tài chính gây áp lực. Nỗi bất an tài chính khi về hưu ✃chỉ "đe dọa" khi chính bạn chưa chịu bắt đầu vào thực hiện kế hoạch hưu trí. Tương lai luôn khó đoán, bạn có thể đối diện với nhiều vấn đề về thời gian, sức khỏe ngoài ý muốn, nhưng đừng để bất kỳ điều tiêu cực nào cản trở. Vì nếu ngày hôm nay, bạn không bắt đầu thực hiện kế hoạch đầu tư, tâm lý bất an tài chính sẽ khiế☂n bạn ảnh hưởng về chất lượng sống.
Bắt đầu thực hiện từng bước nhỏ, dù hành trình hoàn thành kế hoạch hưu trí có thể xa và nhiều k꧅hó khăn nhưng để có một nền tài chính vững chắc sau khi về hưu, bạn cần hành động sớm. Chúc bạn luôn vững tâm và nghỉ hưu an nhàn.
Chuyên gia Dragon Capital Việt Nam (DCVFM)