Đi hết những dãy nhà mặt phố thuộc 🔜địa bàn phường Nam Thanh, chạm cánh đồng Mường Thanh quẹo trái vào tầm hai km là bản Bó Hóng. Đó là một bản người Thái mà diện tích đang teo tóp dần trong sự bành trướng của đô thị hóa Điện Biên.
Chiều dần tàn. Chúng tôi ngồi bên chái nhà trò chuyện. Bà mẹ già hơn trăm tuổi, không biết tiếng Kinh, ♒phải hóng chuyện qua đôi tai nghễnh ngãng nhờ cậu con phiên dịch. Ông anh trai có mỗi con dao rừng, hết tháo ra lại đeo vào. Bà chị dâu ngồi rón từng cọng rau má cong queo trong cái túi xác rắn đứa cháu mang về hồi chiều, thức ăn chính của bữa tối.
Bạn tôi chỉ đám gà đậu trên bờ dậu nói, dân bản kh♛ông biết nuôi gà, cứ thả rông như vậy, mỗi kh🌺i có đợt dịch là chết sạch chả còn con nào. Ông anh trai góp thông tin, từ đầu năm tới giờ phải chôn ba con gà, hai con ngỗng.
Khu vườn rộng phía trước căn nhà cũ, giờ mọc lên ba nếp nhà. Bạn chỉ, đây là nhà anh chị, đây là n𒁃hà đứa cháu co꧒n bà chị thứ năm, kia là nhà thằng cháu con ông anh thứ hai. Rồi chỉ cô gái đang địu đứa nhỏ trên lưng, con này là cháu gọi mình bằng cậu, học xong cao đẳng sư phạm, đi xin việc người ta bảo phải mất mấy trăm triệu nên đành ở nhà trồng mấy luống cà độ nhật rồi lấy chồng, đẻ con.
Bóng chiều buông,𒁃 bóng tối bắt đầu đổ xuống dáng lưng còng của bà mẹ hơn trăm tuổi. Khi lời mời cơm được đưa ra, bạn kéo tôi chào cả nhà rồi đi gần như bỏ chạy.
Cuộc trốn chạy bởi hoang mang và bất lực. Một gia đình với mười người con, rồi mười người ấy lại thêm gia đình, trai gái, dâu, rể. Tất cả đều trông vào mấy thửa ruộng, dăm chục mét vườn đồi. Con cái lớn lên cũng đã cố gắng tìm đường thoát ra. Nhưng chỉ mình bạn tôi thành công. Bí bách. Họ nhìn bản Bó Hóng đang thu hẹp dần vì những người ngụ cư ở dưới xuôi lên, có tiền, mua đất, xây nhaไ̀, rào dậu.
Tuần trước, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, Võ Trọﷺng Việt đưa ra một nhận định quyết liệt: “Về cơ bản rừng đã phá hết”.
Đó là một tuyên bố có sức nặng, khi nó được đưa✱ ra bởi người từng giữ cương vị Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng. Ông Việt đưa ra một hình ảnh, có lẽ là ẩn dụ 🅠đáng giá cho kinh tế lâm nghiệp: “Tam sơn tứ hải thì ít đại gia mà lắm đại ca”. Đại ca ở đây, ý ông là rừng bây giờ chỉ làm giàu cho lâm tặc.
Đằng sau tuyên bố của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh không chỉ là những cây gỗ quý, những con thú rừng. Nó còn có số p🐲hận của những cộng đồng đã sống bám vào rừng nghìn đời.
Buổi tối hôm ấy, ngồi ăn cơm trong một không gian khác, của một🔯 gia đình người Thái khá giả h🌠ơn, khi bóc khúc măng đắng trên tay, tôi lại được nghe thêm một câu chuyện nữa. Anh bạn người Australia kể rằng, mới sáng qua, anh gặp một người đàn ông đi bộ bảy cây số từ bản về chợ huyện để bán một cân măng đắng. Giá hai chục ngàn đồng. Rồi lại quay về bản. Khúc măng chưa vào mùa mưa, bỗng trở nên đắng ngắt trong miệng.
Những bản nghèo như Bó Hóng, đã có điện, có đường, có trường📖, có trạm, có cả nước về tận chái nhà. Nhưng dân bản vẫn không có lối ra để giảm bớt cái nghèo. Đời sống vật chất chưa khá lên trong khi văn hóa thì ngày càng mai một.
Hôm sau, trên đường từ Điện Biên đi Lai Châu, tôi lại được một anh, chừng như là cán bộ ủy ban kể thêm một câu chuyện khác. Chuyện về nhữ🌞ng hàng cây xơ xác trê𓆏n những sườn đồi. Anh bảo, đó là những cây được giới thiệu để người dân địa phương phát triển nghề cánh kiến. Tức là nhựa cây sẽ thu hút kiến đến làm tổ, để lại một loại kén, dùng làm thuốc, có giá trị kinh tế cao.
Giải p🍌háp rất căn cơ giúp trồng rừng và xóa đói giảm nghèo đến giờ hóa ra là huyễn tưởng, vì giá cánh kiến giảm, thương lái không mua nữa. Mà thị trường cánh kiêꦉ́n, thì chỉ trông cậy vào độ nóng lạnh của những khách hàng bên kia biên giới.
Tôi tự hỏi, có bao nhiêu cộng đồng đang đối mặt với sự bế tắc như người Thái ở Điện Biên.𓄧 Nếu “rừng về cơ bản đã hết”, thì có ai, từ Tây Bắc đến Tây Nguyên, đồng bào nào thoát khỏi số phận của những người bị triệt đi s𝄹inh kế.
Rừng đã chết, người thì vẫn phải sống. Những sinh kế nghìn đời gắn với rừng, thậm chí là cả việc cဣanh tác cũng lay lắt (vì rừng mất, thì chất lượng đất và nước giảm rất nhanh). Những “con đường” mới được bày ra c🌌ho bà con, thì thiếu chiều sâu, và đôi khi, cảm tính thời vụ - như chuyện cánh kiến bán sang Trung Quốc.
Cứu rừng và trồng lại rừng có thể là bài toán lâu dài, 10 hay 20 năm nếu bắt đầu từ bây giờ. Nhưng những người như dân Bó Hóng, thì đối mặt với từng bữa rau, không biết tối nay ăn gì.🔯 Họ cần một con đường để phải sống.
Tôi hiểu vì sao bạn tôi đã phải đi như chạy ra khỏi Bó Hóng - chính quê hương anh - chiều hôm ấy. Cuộc trốn 🧸chạy hoang mang và bất lực.
Lại Trọng Tình