Nhân sinh nhật Phạm Duy (5/10/1921), Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê ra mắt cuốn sách Tính dân tộc trong âm nhạc Phạm Duy & tình bạn Duy Khê. Trong ấn phẩm mới, ngoài phân tích, đưa ra nhiều nhận định (đọc nhận định của Trần Văn Khê) về những nét đặc trưng 💝trong tác phẩm âm nhạc Phạ🍸m Duy, Trần Văn Khê còn kể về tình bạn thâm giao của ông với nhạc sĩ tài hoa.
Cuốn sách được Trần Văn Khê thực hiện🐼 từ đầu tháng 12/2011. Trong một email gửi cho Phạm Duy để bổ sung tư liệu, giáo sư Trần Văn Khê viết: “Biết Duy không khỏe mà 'đòi' nhiều bài Khê cũng xót xa lắm. Nhưng muốn viết về Duy một cách rất nghiêm túc phải có đủ tư liệu. Khê muốn nhìn nhãn quang của một nghệ nhân trong cổ nhạc truyền thống mà xem cách Duy áp dụng thang âm ngũ cung theo quan điểm cổ truyền trong sáng tác mới và cả cách sáng tạo những thang âm ngũ cung mới 💎của Duy…”.
Và người nhạc sĩ tài hoa đã khóc khi đọc những trang bản thảo đầu tiên trong một cuốn sách viết nghiêm túc, khách quan về cuộc đời mình. Trong email trả lời cho Tr👍ần Văn Khê, Phạm Duy tâm sự: “Rất cảm động khi đọc bản thảo của Khê. Khê đã viết ra những lời giải thích rõ ràng về con người Phạm Duy, kể cả xấu tốt… moa vừa đọc vừa khóc đó Khê ơi”.
Đọc ấn phẩm này, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: "Cuốn sách viết về 'tính dân tộc' trong âm nhạc Phạm Duy như minh chứng cho 'tình yêu nước nồng nàn' được thể hiện suốt cuộc đời cũng như sự nghiệp của một người đã gửi gắm tình tự vào cung bậc thanh âm và nội dung những ca từ trong các tác phẩm. Bằng chất liệu hồi ức, phần đầu cuốn sách nói về tình bạn giữa hai người chạy dài suốt những năm tháng cuộc đời cho đến khi cả hai đã bước qua ngưỡng tuổi 90. Phần tiếp theo là sự phân tích bằng ngôn ngữ nghề nghiệp của một nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống dân 🌺tộc, cho người đọc nhận thức được rằng trong gia tài âm nhạc rất đa dạng, phong phú và đồ sộ của Phạm Duy, cái cốt lõi cơ bản nhất, sâu sắc nhất hình thành nên giá trị di sản của ông chính là gốc rễ văn hóa 🌳Việt Nam đã ăn sâu vào huyết quản, vào trái tim, vào ký ức với những hình ảnh quê hương khó phai nhòa trong lòng Phạm Duy để ông có thể tình tự qua âm nhạc mà gắn bó cả đời mình với dân tộc..."
Trong làng nhạc Việt Nam, Phạm Duy được mệnh danh là “Kẻ hát rong của thế kỷ”. Ông đã góp phần không nhỏ, làm nên hồn cốt, tâm thức người Việt. Và như ông từng nói: “Ca sĩ còn há🌊t nhạc của tôi nghĩa là tôi còn sống”🐻.
Cuốn sách được ra mắt trong đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy, diễn ra ở Cà phê Sách Phương Nam, quận Gò Vấp, TP HCM, lúc 20h ngày 18/10. (Đọc Lời mở đầu sách)
Ngoài ra mắt sách, nhân dịp này, có nhiều chương trình mừng sinh nhật Phạm Duy, như: phát hành ba ꦰalbum nhạc và hòa tấu, tổ chức bốn đêm nhạc “Phạm Duy nhớ” và “Tình bạn Duy Khê”. Chuỗi hoạt động văn hóa này do Phương Nam thực hiện, diễn ra từ ngày 5 đến 18/10.
Đêm “Phạm Duy Nhớ” có sự tham gia của các ca sĩ: Ánh Tuyết, Hồ Trung Dũng, Đức Tuấn, Quang Linh, Tấn Sơn, Ngọc Tuyền. Chương trình diễn ra tại Huế vào 20h ngày 10/10, tại Nha Trang vào 20h ngày 12/10, tại Đà Lạt, Lâm ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚĐồng vào 20h ngày 13/10.
Cũng trong dịp này, Phương Nam vừa phát hành ba album nhạc và hòa tấu của nhạc sĩ Phạm Duy, gồm: Album nhạc cổ điển lời Việt vol.1 - Khúc ca ly biệt (Chanson de Solveig) với sự tham gia trình bày của các giọng ca: Hồng Vy, Ngọc Tuyền, Phạm Thu Hà (Hà Phạm), Tấn Minh, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng; Album hòa tấu Piano & violon - Nụ tầm Xuân; Album hòa tấu ban nhạc - Thà như giọt mưa.
Trong năm qua, Cục nghệ thuật biểu diễn đã xem xét cấp phép phổ biến thêm các ca khúc do Phạm Duy sáng tác, phổ nhạc, viết lời Việt, gồm: 22 ca khúc do ông ﷺsáng tác và phổ thơ, 24 ca khúc nhạc ngoại Pháp và Anh do Phạm Duy soạn lời Việt.
Đôi lời cho người bạn thân Phạm Duy Khi làm cuốn sách này, tôi rất mong muốn nó tới được tay bạn tôi, để ngày xuất bản hai anh em cùng nhau giới thiệu trước báo chí. Nhưng không may Phạm Duy gặp nhiều biến cố trong cuộc đời, tuổi già chồng chất, bịnh tật cũng như sự qua đời của con trai trưởng Duy Quang - người con mà Duy thương yêu nhất. Quá nhiều áp lực và những cơn bịnh từ thể xác tới tinh thần đã làm cho Duy t♋ừ bỏ cõi đời trong lúc quyển sách đã thành hình gần như đầy đủ. Dầu sao đi nữa tôi cũng rất vui khi có cơ hội nói rõ về một trong những người bạn thân trong lĩnh vực âm nhạc của mình, không phải vì thương bạn hay nể bạn mà là bản thân tôi muốn nói ra để mọi người biết rõ hơn, đầy đủ hơn, chân thực hơn về con người thực sự của bạn mình. Chỉ tiếc rằng Duy đã về cõi vĩnh hằng mà chưa kịp nhìn thấy quyển sách ra đời, cũng chưa kịp để hai anh em cùng vui một niềm vui chung cuối đời khi cùng hợp tác để làm ra quyển sách bàn sâu về khả năng và công việc sáng tác đậm màu dân tộc trong nhạc của Duy. Tuy mọi sự không theo sự chờ đợi và mong♔ mỏi của hai anh em, nhưng trước khi ra đi, Duy cũng đã kịp xem toàn bộ bản thảo cuốn sách tôi viết về Duy. Tôi còn nhớ lúc ấy Duy đang bịnh nặng phải vào nhà thương cấp cứu, nhưng sau khi ra viện đã ngồi đọc hết tập bản thảo tôi gởi qua email. Gởi thơ hồi âm cho tôi, Duy viết: “Rất cảm động khi đ꧑ọc bản thảo của Khê. Khê đã viết ra những lời giải thích rõ ràng về con người Phạm Duy, kể cả xấu tốt... Moa vừa đọc vừa khóc đ🌠ó Khê ơi!” (Thơ gởi qua email ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚthứ hai, lúc 9 giờ 43 phút tối ngày 5 tháng 11 năm 2012) Thông thường khi nói chuyện với tôi, Duy hay xưng “moa” (moi) và gọi tôi là “toa” (toi). Cách xưng hô này Duy chỉ dùng với một số bạn bè rất thân mà thôi. Nhưng sau khi đọc bản thảo của tôi, Duy xúc động đến nỗi bạn không nói theo cách nói chuyện thường ngày nữa mà xưng tên với nhau: “Khê” với “Phạm Duy”, “moa” với “Khê”, đẹp vô cùng, tình vô cùng! Đọc xong lá thơ hồi âm Duy viết, tôi cũng xúc động mà chảy nước mắt. Vì mình đã nói được những gì mà 🎃bản thân Duy khó nói, không muốn nói hoặc không thể nói trên tư cách của Phạm Duy, có cả tốt lẫn xấu mà khi Duy đọc xong, bạn vẫn chấp nhận. Đây cũng có thể xem là sự đồng ý hoàn toàn của Dꦫuy về những gì tôi viết về Duy. Còn gì vui hơn?
Trần Văn Khê |
Thất Sơn