Anh Vân -
- Sau bản dịch cuốn " Tên tôi là đỏ" được độc giả trong nước nhiệt tình đón nhận vào năm ngoái, năm nay, Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh lại mang đến cho người đọc bản dịch cuốn " Giết con chim nhại" , tiểu thuyết của Harper Lee. Theo ông, điểm hấp dẫn của cuốn sách nằm ở đâu?
- Giết con chim nhại là một câu chuyện kể có thứ tự lớp lang, mang lối hành văn cổ điển, khá đơn giản. Cuốn sách này dễ đọc. Giá trị của nó nằm ở chỗ tư tưởng, tinh thần dân chủ và bình quyền mạnh mẽ. Khi đọc qua, người ta có thể thấy, hiển nhiên, mặt nổi rõ nhất trong tác phẩm là mối quan hệ giữa người da trắng và người da đen. Nhưng đằng sau câu chuyện đó, qua mỗi nhân vật còn là cách tác giả đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề dân chủ bình quyền, của nghệ thuật sống và quá trình hình thành 🀅nhân cách🐠 con người... Đó chính là nét quyến rũ của cuốn sách.
"Đôi uyên ương" của làng dịch thuật Việt Nam: dịch giả Phạm Viêm Phương (phải) và dịch giả Huỳnh Kim Oanh. Ảnh: V.P. |
- Cái tên Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh thường gắn bó với nhau trong nhiều bản dịch dày dặn. Ông và người bạn đời của mình chia sẻ công việc với nhau như thế nào?
- Hai vợ chồng đã cùng dịch chung với nhau trên 10 tác phẩm. Bà xã tôi vốn là giáo viên cấp 3, dạy văn, sau nghỉ dạy ở nhà lo cho gia đình. Tôi rủ rê vợ vào công việc dịch thuật cho vui và đến nay bà ấy gắn bó với nghề hơn 10 năm rồi. Thường khi dịch ch✱ung một tác phẩm, tụi tôi chia nhau từng chương; sau đó tôi là người đọc lại cuối cùng để hoàn thiện bản thảo.
Tụi tôi làm việc với nhau rất ăn ý cũng như khi sống c♉hung với nhau vậy. Có điều,✨ tôi vào nghề trước vợ tôi nên làng xuất bản biết tiếng tôi nhiều hơn bà ấy. Có thể vợ tôi còn bị cho là đứng trong "cái bóng" của tôi, nên hiện giờ tôi nghĩ đến chuyện làm sao để bà xã đứng một mình. Vì tôi sợ, ngộ nhỡ tôi mất trước bà ấy thì sao.
Phút "ngồi hát ca bồng bềnh" của dịch giả Phạm Viêm Phương. Ảnh: V.P. |
- Vốn xuất thân là một thày giáo dạy sử, cơ duyên nào khiến ông đến với con đường dịch thuật?
- Tôi vốn tốt nghiệp ngành sư phạm. Năm 1977 tôi đi dạy học ở Vĩnh Long. Dạy sử được 3 năm thì tôi thôi và chuyển sang nghiên cứu văn học nước ngoài, rồi đâm ra mê dịc🌱h. Ngày ấy, tôi không có ý định và cũng không hình dung mình có thể sống bằng dịch🍎 thuật.
Ban đầu, đọc thấy truyện nào hay thì dịch, rồi chép ra sổ tay đưa cho bạn bè đọc chơi. Tình cờ biế💝t một tờ báo của tỉnh Vĩnh Long thiếu người dịch bài văn nghệ nước ngoài, tôi dịch thử một truyện ngắn gửi họ. Sau đó, họ mời tôi về làm công việc mà ngày trước gọi là "chuyên viên dịch thuật". Từ năm 1987 đến 1989, tôi dịch và in được ba cuốn đầu tiên. Đến nay đã có khoảng 40 cuốn sách được xuất bản.
- Gắn bó với dịch thuật hàng chục năm qua, ông so sánh gì về công việc của một dịch giả hiện nay và của một dịch giả trước đây?
- Dịch sách bây giờ sướng vô cùng vì có công cụ đắc lực là Internet. Tôi đến với n🉐ghề dịch từ khi ngành in còn sắp chữ chì. Bản thảo đánh máy rồi đem ra nhà in, công nhân sắp ra cục chì in thử rồi đưa cho mình💃 xem chính tả nhìn rất bẩn, mực in nhòe nhoẹt chứ không như bây giờ.
Tôi nghĩ, nếu bản dịch cuốn Giết con chim nhại được mọi người thấy thích hơn so với bản dịch trước đây có lẽ vì chúng tôi có được nguồn công cụ tốt và có lợi thế là khai thác được công sức của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu, người đọc để lại. Nhìn chung, thời @ dịch giả sướng hơn n🍃hiều so với thời trước.
Ngày xưa nhuận bút dịch chán lắm, dù rằng con số phát hành🍌 là đáng mơ ước so với hiện nay, một tập truyện ngắn dịch có thể phát hành hàng chục nghì💙n bản. Tôi còn nhớ, lúc tôi in được bản thảo dịch đầu tiên, số tiền nhận được đủ để đóng một ngăn tủ chạn bếp.
- Nghe nói nhờ dịch cuốn "Giết con chim nhại" ông mua được một căn nhà. Thực hư việc này thế nào?
- Trước đây, gia đình tôi ở cái nhà chiều ngang chừng 2 m, có khách đến không nhét nổi thêm một chiếc xe. Khi tôi nhận tiền dịch Giết con chim nhại xong, lúc đó tôi đã có một mớ tiền và còn thiếu một mớ để tìm căn nhà rộng hơn một chút. Tôi hỏi mượn Nhã Nam (Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam) 100 triệu đồng để chuyển nhà và Nhã Nam đồng ý. May cho tôi là thời điểm tôi mượn tiền tình hình kinh t🉐ế chưa quá gay𝔍 go, và chưa vào cảnh khủng hoảng giá vàng, giá đôla và "cơn bão" giá như hiện nay.
Tôi sẽ cày để trả nợ Nhã Nam bằng chữ (cười).
- Hiện giờ ông đang hoàn tất hoặc tiếp tục những bản dịch nào?
- Hai vợ chồng tôi vừa giao hai bản thảo hoàn tất là cuốn Absurdistan của tác giả Gary Shteyngart và cuốn Rabbit, Run của John Updike. Hiện chúng tôi đang dịch tiểu thuyết Body Artist của nhà văn Don Delillo.
- Nghề nào cũng có cái đạo riêng, vậy với dịch thuật, theo ông cái đạo nằm ở đâu?
- Nằm ở lương tâm và niềm kiêu hãไnh nghề nghiệp. Nếu siêng năng và làm gì cũng tới nơi tới chốn, làm thật "ngon" thì ít ai có thể rầy rà mình được. Cộng thêm vào đó, ý chí và sự ham học hỏi sẽ là những phẩm chất thúc đẩy dịch giả cho ra đời những bản dịch tốt.
Và꧙ tôi nghĩ, chỉ nên dịch những gì mình sở trường nhất, yêu thích nhất. Vì lòng tự trọng nghề nghiệp, đừng nên chạm vào những lĩnh vực mà mình không am tường.
- Sau một khoảng thời gian chìm đắm trong cuốn sách nguyên tác và chuyển ngữ thành công, khép lại công việc để bắt đầu một tác phẩm khác, ông thường rơi vào tâm trạng như thế nào?
- Khi dịch Giết con chim nhại xong, hai vợ chồng tôi có cảm giác như phải 🐓xa và mất đi một người bạn vậy. Và cứ nghĩ: "Chia tay cuốn này thì những cuốn kế tiếp mình dịch liệu c☂ó hay như thế nữa không?".
- Ông hài lòng với các bản dịch của mình ở mức độ nào?
- Dù tꦑôi không cầu toàn nhưng khi càng đọc lại những gì mình dịch, thế nào tôi cũng cảm thấy mình có thể dịch khác đi, chỉnh sửa chỗ này một chút, chỗ kia một chút để nó hay hơn theo ý mình, dù rằng trước khi bản dịch đến tay NXB thì chắc chắn 🅰tôi đã đọc qua 3 lần.
Khó có thể đặt ra tiêu chuẩn cho bản dịch gọi là hoàn hảo. Có bản dịch thế hệ độc giả này đọc cảm thấy tốt và ưng ý nhưng đến thế hệ sau có thể phải dịch lại để phù hợp với họ. Ví dụ, hiện nay ở Anh, cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử đã có khoảng 80 bản dịch mà bên ấy họ vẫn nghi🐠ên cứu đi nghiên cứu lại, dịch tới dịch lui. Vì vậy tôi cứ tạm nghĩ bản dịch tốt là bản dịch vừa lòng độc giả đương thời.
- Nghề này có ý nghĩa như thế nào với ông?
- Dịch từ tác phẩm này đến tác phẩm k💮hác là những chuyến ☂chu du từ thế giới này đến thế giới khác. Đó là công việc hết sức thú vị mà tôi may mắn được gắn bó. Vợ chồng tôi không có nghỉ hưu. Miễn là chúng tôi còn đủ minh mẫn, mắt còn nhìn thấy rõ chữ, tay còn gõ được bàn phím thì còn nhiều việc để làm. Dịch thuật không chỉ là niềm đam mê mà nó là đủ thứ, là cả cuộc sống của chúng tôi.
Anh Vân thực hiện