- Sau bao khó khăn, cuối cùng "Bi, đừng sợ" cũng được ra mắt ở Việt Nam trong tháng ba. Cảm giác của anh thế nào?
♏- Tôi thấy may, vì nếu kéo dài thời điểm phát hành thêm một thời gian nữa, có thể tôi sẽ không còn cảm giác với bộ phim. Lúc đó nếu phải đối mặt với khán giả, tôi sẽ rất khó nói. Ngoài ra, tôi cũng có chút buồn, vì nhiều chỗ từng làm mình xúc động chảy nước mắt đã không còn giữ lại được trong bản phim phát hành lần này.
♐Nhưng chủ yếu vẫn là sau 3 năm theo đuổi bộ phim, quay, dựng, xem nó hàng nghìn lần, xem một mình, xem với khán giả, giao lưu, phát biểu, trả lời câu hỏi của người xem... tôi bị cảm giác mình đang dần xa rời cái tinh thần lặng lẽ mà tôi muốn có trong quá trình làm phim và cũng bắt đầu thấy mệt. Lúc này đây tôi rất muốn bắt đầu một cái gì mới.
Đạo diễn Phan Đăng Di. Ảnh: Đ.D. |
- Tên phim là "Bi, đừng sợ" nhưng dường như cậu bé Bi trong phim rất mạnh mẽ và không sợ điều gì. Anh giải thích thế nào về tiêu đề bộ phim?
⛎- Thế giới của Bi là một thế giới đơn giản, đầy những thứ đẹp đẽ đang chờ nó khám phá. Nó không cần biết đến những điều phức tạp, “đáng sợ” của thế giới người lớn. Nó chỉ vô tư chơi đùa, nó được mẹ yêu thương, che chở. Vì thế nó chẳng có gì phải sợ. “Bi, đừng sợ!” thực ra là câu mà người lớn đang tự nói với chính mình, như một cách tự trấn an.
- Tại sao anh lại chọn nhân vật trung tâm của bộ phim là một cậu bé 6 tuổi?
♔- Như tôi đã nói nhiều lần, về cơ bản, phim là câu chuyện về các quãng đời khác nhau của một người đàn ông. Khởi nguồn là hình ảnh một cậu bé ngây thơ, trong trẻo, vui vẻ và vô lo (Bi), tiếp đến là tuổi thanh xuân đầy kiêu hãnh, đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi (cậu học sinh), rồi đến tuổi trưởng thành, bắt đầu mệt mỏi với những bổn phận, lạc đường trong các mối quan hệ phức tạp và rất khó tìm hạnh phúc (bố Bi). Điểm cuối của hành trình, khi người đàn ông đã trải qua tất cả mọi biến cố cuộc đời, thấu hiểu nó, họ sẽ trở nên im lặng và sẵn sàng để đón nhận cái chết (ông nội Bi).
🐭Bi, tượng trưng cho sự khởi đầu, với tất cả sự trong sáng và đáng yêu nhất, dĩ nhiên cũng là nhân vật mà tôi muốn đặt ở trung tâm câu chuyện. Nó như thể một giọt nước trong vắt chảy qua tất cả những phần tăm tối và buồn bã nhất của thế giới người lớn, một giọt nước vô nhiễm, không bao giờ vẩn đục được.
Đạo diễn Phan Đăng Di bên diễn viên nhí Phan Thành Minh - người thủ vai cậu bé Bi trong "Bi, đừng sợ" - trong buổi họp báo ra mắt phim tại Hà Nội hôm 15/3. Ảnh: Galaxy. |
- Bộ phim của anh có đầy đủ các cung bậc cảm xúc và "xung đột", từ những mối quan hệ phức tạp trong gia đình, những ham muốn không được đáp ứng, sự ngây thơ của những đứa trẻ, cái chết và tình yêu, sự ấm áp và băng giá. Tuy nhiên cái kết có gây đôi chút khó hiểu cho người xem. Anh có thể tiết lộ ý tưởng của mình về cảnh cuối phim?
☂- Theo quan niệm của Phật giáo, thế giới này là một vòng quay, mọi thứ diễn ra theo một quy luật nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Để sống thanh thản, con người cần chấp nhận vòng quay đó với toàn bộ những vui buồn, khổ đau, hạnh phúc mà nó mang lại. Cũng như ở cuối phim, khi Bi nhìn cái máy bay đang bay đến, chúng ta có thể hiểu, rồi nó cũng sẽ bắt đầu một cuộc hành trình như bố nó, ông nội nó... Hành trình đó có thể đầy lạc thú, nỗi đau, nụ cười hay nước mắt, nhưng đó là “hành trình cuộc sống” mà chắc chắn ai cũng phải tham gia.
- Anh đã tìm các diễn viên cho "Bi, đừng sợ" như thế nào?
🐭- Về cơ bản, tôi chọn xong các diễn viên chính cho phim từ 2 năm trước khi quay. Tất cả (trừ Bi) đều là diễn viên chuyên nghiệp. Họ là những diễn viên rất giỏi nên tôi hầu như không phải can thiệp gì nhiều trong khi họ diễn cả. Có những lớp diễn, họ còn làm cho nhân vật của tôi hay hơn tôi nghĩ nhiều.
- "Bi, đừng sợ" từng giành hai giải tại tuần lễ phê bình của LHP Quốc tế Cannes (Pháp) vào mùa hè năm ngoái. Vinh dự này có đem lại cho anh nhiều công việc và cơ hội mới?
🌌- Không, giải thưởng từ LHP Cannes hầu như không mang lại thay đổi gì nhiều cho công việc của tôi. Tôi vẫn là một nhà làm phim độc lập và tiếp tục giảng dạy điện ảnh tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn như tôi vẫn làm 5 năm qua. Tôi cảm thấy hài lòng vì có thể làm những gì mình muốn mà không có bất kỳ áp lực nào.
Đạo diễn Phan Đăng Di tại LHP Quốc tế Cannes (Pháp) lần thứ 61. Ảnh: Đ.D. |
- Phim truyện thứ hai của anh - "Cha, con và..." (Big Father, Small Father and Other Stories) - đang gây tò mò. Với dự án này, anh kiếm tài trợ ra sao?
ಌ- Tôi lại trở về vạch xuất phát thôi. Nghĩa là lại ngồi vào bàn viết dự án, kì cạch với kịch bản, gửi các email thông báo cho các cộng sự, bắt đầu cùng nhà quay phim Phạm Quang Minh đi tìm bối cảnh, ra đường ngắm nghía mọi người để tìm diễn viên. Đến khi có đủ mọi thứ trong tay thì đi đến các LHP gặp các các nhà đầu tư, rồi cũng sẽ lần lượt gõ cửa các hãng sản xuất trong nước... y như từng làm cách đây 4 năm.
Trước mắt, cuối tháng 3 này dự án của tôi sẽ chính thức được giới thiệu cùng 28 dự án quốc tế khác - trong đó có cả Dream State🐻 - dự án phim nghệ thuật mới nhất của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, tại Hong Kong Asia Film Financing Forum (HAF) - của LHPQT Hong Kong 2011.
- Anh có thế tiết lộ về các nhân vật trong bộ phim lần này?
ﷺ- Phim này dựa theo một câu chuyện có thật mà tôi đã đọc trên báo 16 năm về trước, kể về một đám thanh niên tại một xóm trọ nghèo một hôm rủ nhau đi thắt ống dẫn tinh để lĩnh thưởng. Phim nhiều nhân vật, già trẻ gái trai đủ hết, nhỏ tuổi nhất là một cô bé 12 tuổi bán đĩa dạo, vé số. Một chị khoảng 40 là trưởng ban dân số phường, cực kì trách nhiệm với việc công và thỉnh thoảng lại bị chồng đánh. Một cô miền Tây 20 đểnh đoảng nhưng cũng xinh, một ông góa vợ có tài bơi lặn, và cuối cùng, một đám thanh niên túi rỗng, điên rồ và cả tin.
- Với bộ phim này, anh dự định chiếu ra mắt trong nước hay ở một LHP quốc tế lớn như Cannes (Pháp) hay Venice (Italy)?
𝔍- Tôi nghĩ nhiều hơn đến việc làm sao để bán được nó, nếu được giá hời thì rất hay.
* Ảnh: 𒅌Nghệ sĩ dự buổi ra mắt "Bi, đừng sợ" ở HN hôm 15/3 |
Nguyên Minh thực hiện