🤪Phan Đăng Di dự định mang "Bi, đừng sợ" tham dự các Liên hoan phim quốc tế trước khi ra mắt tại Việt Nam. |
Bi, đừng sợ൲ có ý tưởng lạ về mối quan hệ của các nhân vật với những khối nước đá vô tri. Những viên đá để cho người ông chườm vào vết đau, như một cách xoa dịu cơn đau dữ dội của căn bệnh ung thư. Những viên đá giúp người cô của Bi ghìm lại trước cơn dục vọng. Những viên đá giúp Bi ướp tươi chiếc lá khi chúng lìa cành. Tuổi lên 6 cho Bi niềm tin mãnh liệt rằng, những viên đá cũng sẽ giữ cho ông nội của cậu luôn tươi trẻ sau khi lìa trần, như những chiếc lá mà Bi đã ướp trong suốt tuổi thơ.
Chia sẻ về ý tưởng phim, Phan Đăng Di nói: “Tôi bắt đầu viết kịch bản chỉ đơn giản vì bị một hình ảnh nào đó cuốn hút, gây ấn tượng và khiến mình có cảm giác. Bi, đừng sợ😼 - khởi nguồn là những viên đá trong suốt, đẹp đẽ và tê buốt - có một hành trình khám phá những câu chuyện, bí mật, nỗi đau riêng của từng nhân vật gắn liền với hình ảnh này. Với tôi, phim có thể không cần là một câu chuyện có đầu, có cuối, có ý nghĩa và bài học về đời sống con người. Phim có thể chỉ là một cảm xúc, một ấn tượng, một cảm giác rất cá nhân nào đó về cuộc sống, một cuộc sống đầy những bí mật thú vị mà mọi nỗ lực cắt nghĩa đều khiến nó bớt hấp dẫn”.
Không quá lận đận như Chơi vơi (7 năm chờ duyệt và nhiều lần thay tên), Phan Đăng Di chỉ mất hai năm để đưa Bi, đừng sợ🌟 từ ý tưởng lên màn ảnh. Đạo diễn - biên kịch 33 tuổi nói về những trắc trở anh gặp phải: “Đối với người làm phim, khó khăn là chuyện phải đối mặt hàng ngày. Tôi cũng gặp nhiều khó khăn, vì đây là phim dài đầu tay của tôi, nhiều lần tưởng phải ngừng lại vì vấn đề tài chính. Diễn viên chính là một em bé 7 tuổi, phải đi học và chưa ý thức được công việc của một diễn viên". Phan Đăng Di cho rằng, phim ngắn hay phim dài đều là thử thách, nhưng phim ngắn kết thúc sớm. Thời gian thực hiện phim dài dài hơn gấp 4-5 lần khiến người làm phim phải gồng lên và vững thần kinh hơn.
💦Êkíp làm phim "Bi, đừng sợ" trong bữa tiệc đóng máy hôm 11/10 tại Hà Nội. |
Từ 10.000 USD đầu tiên nhận được ở LHP Pusan, Phan Đăng Di còn tìm được nhà đầu tư là hãng phim Chánh Phương. Nhưng 10 ngày trước khi Bi, đừng sợ ෴khai máy, Chánh Phương thông báo rút lui vì không muốn tiếp tục đầu tư vào phim nghệ thuật - dòng phim khó thu hồi vốn. Phan Đăng Di quyết định vay mượn, vì cho rằng làm phim là phải liều và chấp nhận rủi ro. Với anh, những dự án không thực hiện được đến cùng không hẳn vì kinh phí, mà ở vấn đề tài năng, bản lĩnh.
Trước ngày quay, để giải tỏa căng thẳng cho đạo diễn, Hoàng Điệp - nhà sản xuất của Bi, đừng sợ𒁏 rủ anh đi bốc quẻ Kinh dịch, trúng quẻ “lên cây bắt cá” - một quẻ khá hiếm. Di thấy mình là người tương đối may mắn. Anh gọi đó là “sự cho phép của số phận”.
🐬Một trong những nguyên nhân khiến Phan Đăng Di vội vã thực hiện bộ phim là anh sợ diễn viên nhí mà mình dày công tìm kiếm sẽ quá tuổi để vào vai. Bi do cậu bé Phan Thành Minh thủ vai là nhân vật chính trong phim. Đó là thử thách không nhỏ cho Di khi lần đầu tiên ở vai trò đạo diễn. Anh tâm sự: “Trẻ em không như người lớn, chưa có ý thức với những việc mình làm. Cả đoàn phải chờ vì bé Minh đến thứ bảy, chủ nhật vì em còn đi học. Nhưng trong hai ngày cuối tuần đó, Minh không thể làm việc 8 - 12 tiếng như các diễn viên khác, chưa kể gia đình cũng xót xa trước lịch quay căng thẳng. Họ không hiểu vì sao một cảnh mà phải quay đi quay lại mấy chục lần. Tôi sợ nhất là khi Minh nói: "Cháu chịu" hay "Cháu buồn ngủ quá". Trong bảy tuần quay, cả đoàn làm phim đều thành người nuôi dạy trẻ, vừa nịnh, vừa dọa”.
Quay các cảnh nóng lại không phải vấn đề với Phan Đăng Di. Trong các kịch bản của Di - từ Sen, Khi tôi hai mươi, Chơi vơi đến Bi, đừng sợ꧋, mối quan hệ thể xác của các nhân vật luôn khác thường. Hà Phong - diễn viên đóng vai người tình cô của bé Bi - cho biết, ban đầu anh không định nhận lời tham gia nhưng khi bị sự thuyết phục của Phan Đăng Di, anh đã làm hết sức mình. Anh nói: "Những cảnh giường chiếu chẳng khác gì những cảnh đấu vật, đánh võ, có chăng là không có người thắng, kẻ thua. Khi làm việc tập trung cao độ, chúng ta sẽ vượt qua được mọi rào cản".
𝓰Phan Thành Minh, diễn viên chính tinh nghịch của "Bi, đừng sợ". |
Bi, đừng sợ𒁃 không nhiều bối cảnh lớn. Phim đóng máy hôm 9/10 sau 36 ngày quay với bối cảnh chủ yếu tại Hà Nội. Tâm sự sau khi hoàn thành các cảnh quay, Phan Đăng Di cho biết: “Tôi cũng không thể biết bộ phim sẽ thế nào cho đến khi dựng xong. Tôi chỉ cố gắng làm điều mà mình thấy xúc động, còn khán giả có xúc động hay không thì khó có thể đoán trước. Cảm giác của tôi sau khi đóng máy mỗi bộ phim luôn là trống rỗng và tiếc nuối, bởi nghĩ rằng có những cảnh quay mình có thể làm tốt hơn. Khi hoàn thành cảnh quay cuối cùng, hình như cả đoàn chẳng có ai vui”. Êkíp của anh lại đùa rằng, họ không vui vì chưa ai thực sự nghĩ mình thoát ra khỏi công việc căng thẳng. Phan Đăng Di rất khó tính ở cương vị đạo diễn. Anh thường bắt thực hiện lại những cảnh đã quay xong từ mấy hôm trước, nên ai cũng trong tâm lý sẵn sàng quay lại ngay cả khi đã có tuyên bố đóng máy.
Bi, đừng sợ🌱 đã giành giải thưởng “Dự án nổi bật của Châu Á” tại LHP Pusan tháng 10/2007 với giải thưởng 10.000 USD (180 triệu đồng). Dự án cũng đã được chọn tham gia hoạt động L’Atelier tại LHP Cannes tháng 5/2008, đồng thời nhận được 50.000 euro (1,3 tỷ đồng) hỗ trợ sản xuất của Quỹ World Cinema của LHP Berlin năm 2008. Từ khi còn là kịch bản, tác phẩm đã được nhiều liên hoan phim và tổ chức nước ngoài quan tâm. Đạo diễn cho biết, phim nghệ thuật Việt Nam muốn tạo được sự quan tâm rộng rãi của dư luận phải tìm hướng ra nước ngoài trước khi phát hành trong nước. Hiện phim trong giai đoạn hậu kỳ trước khi gửi đi tham dự các LHP năm sau.
Ngọc Trần
Ảnh: Ngọc Trần