Người biểu tình hôm nay mang theo những tấm biển bằng tiếng Anh và tiếng Tru💃ng, kêu gọi Trung Quốc ủng hộ người Myanmar thay vì ủng hộ chế độ quân sự. "Các bộ trưởng Trung Quốc dường như đang hành động để hỗ trợ cuộc đảo chính quân ✤sự", một người biểu tình nói.
Đại sứ quán Trung Quốc hiện chưa bình luận. Trang Face🅷book của đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar hôm nay cũng không thể truy cập được.
Đại sứ quán hôm 10/2 đăng tuyên bố trên Facebook, bác bỏ thông tin trên mạng về việc máy bay Trung Quốc💟 đưa nhân viên kỹ thuật đến Myanmar, nói rằng đó chỉ là các chuyến bay chở hàng thông thường, xuất nhập khẩu hàng hóa như thủy sản.
Khi được hỏi về tin đồn đưa thiết bị và chuyên gꦛia công nghệ thông tin đến Myanmar, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết ông chưa nghe nói về điều này.
"Đã có những thông tin, tin đồn sai sự thật về Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Myanmar", ông Uông nói, đồng thờ⛦i nhắc lại rằng Trung Quốc đang theo dõi sát tình hình và hy vọng tất cả các bên sẽ lưu tâm đến sự phát triển và ổn định của quốc gia.
Quân đội Myanmar hôm 1/2ꦿ tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ. Hàng nghìn người Myanmar đã xuống đường trong những ngày qua để biểu tình p♈hản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. New Zealand là chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar, khi tuyên bố ngừng t꧙iếp xúc quân sự và chính trị cấp cao với Myanmar.
Trung Quốc trong khi đó tỏ ra thận trọng hơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định, kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar". Một số h🀅ãng truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi cuộc tiếp quản của quân đội là "cuộc cả💮i tổ nội các".
Tuy nhiên, Trung Quốc đồng ý với tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 🍸về kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi cùng những quan chức bị bắt và bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp.
Huyền Lê (Theo Reuters)