Đầu xuân khai bút, hỏi diễn đàn về tình huống giao thông đăng ngày 21/2, nhận nhiều nhiều câu trả lời của các bạn, tôi thấy vui vui. Đấy là một trong những mục tiêu khi tôi ra câu hỏi, qua đó mọi người cùng trao đổi, cùng suy ngẫm,🎃 xem độ "ngấm" về luật giao thông như thế nào, để cùng nhau rút kinh nghiệm, cùng tham gia giao thông với hành vi văn minh hơn. Tuy nhiên, giá trị phổ quát của luật giao thông vẫn còn xa xỉ, xa vời với nhiều người.
Câu hỏi về tình huống giao thông cũng là 'đề bài' với các dữ liệu được xây dựng tương ♏đối chặt chẽ (nếu các bạn đọc kỹ trước khi trả lời).
Xin tóm tắt lại các dữ liệu chính c🍌ủa đề bài như sau :
a/ Xe A đang đi tốc độ 80 km/h, tốc độ tối đa cho phép ở làn ngoài cùng trên đường cao tốc chung chung (không phải là cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, với tốc độ tối đa 10෴0 km/h)
b/ Làn tr💧ong dành chꦜo xe khách và xe tải, có vài ba xe đang nối đuôi nhau.
c/ Xe B chạy tr𝓰ên 80 km/h, tức là đang vượt quá tốc độ tối đa cho phép ở đoạn đường này. Sở dĩ biết xe B vượt quá tốc độ, vì xe A đang chạy ổn định 80 km/h, qua gương chiếu hậu, xe A thấy xe B đang rút ngắn gần khoảng cách, tức là phải đi𓆉 với vận tốc lớn hơn xe A, mà khi đó, xe A đã đạt tốc độ tối đa cho phép.
Để giải 𒐪đáp câu trả lời, chắc chắn phải căn vào Luật giao thông đường bộ, đường sắ♓t còn hiệu lực.
1/ Xe B có đượ𓄧c phép chạy quá tốc độ cho phép? Câu trả lời là "Không"!
2✅/ Xe B có được xin vượt khi bản thân đang đi quá tốc độ cho phép? Câu trả lời là "Không"!
3/ Xe B có phải giữ khoảng cách an toàn với xe A ở phía trên? Câu trả lời 🧸là "Có". Khi TGGT trên đường cao tốc, đường cao cấp, đường khai thác theo qui chế riêng, nếu tốc độ từ 60 - 80 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 50 m!
4/ Nếu xe A ở phía trước đi với tốc độ thấp hơn tốc độ biển báo qui định, xe B mới xin vượt? Câu ജtrả lời là "Đúng", có thể xin vượt!
5/ Khi nào xe B được vượt? Khi đủ điều kiện🅰 an toàn, xe A xi nhan bên phải, giảm tốc độ, đã nhập vào làn bên phải, an toàn cho cả hai xe và các tình huống liên quan khác.
6/ Thế nào là cản trở giao thông khi đủ điều kiện nhường đường nhưng vẫn không cho vượt? Trong câu hỏi trên, xe A không gây cản trở, vì xe A đi đúng làn, đúng tốc độ. Không cho vượt꧃, vì xe B đang đi với tốc độ không an toàn. Nghĩa là xe B không đủ điều kiện an toàn để vượt. Điều này không ngược với khoản 3 điều 14 luật giao thông, như một bạn đã góp ý.
7/ Xe B cho rằng mình vội?! Thế có nghĩ xe A phía trên cũng đang vội, nhưng người ta (xe A) vẫn phải tuân thủ luật phꦚáp không?
8/ Trường hợp xe trưng dụng để chở người bệnh, truy bắt tội phạm theo yêu cầu của cơ quan bảo vệ pháp luật có được quyền ưu tiên vượt tốc độ? Theo tôi biết, nếu không xảy ra tai nạn thì không sao. Nếu xảy ra tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có thể được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ mà♈ thôi. Chỉ những xe được trang bị còi, cờ, đèn theo luật định đang làm việc khẩn cấp mới được ưu tiên. Ngoài những xe trên, người dân không thể nhận biết xe nào được trưng dụng xe nào bị lợi dụng hoặc chạy ẩu.
9/ Nế♓u xe A nhường, tức là phải nhập vào làn bên phải, mà làn này dành cho xe khách, xe tải. Nhập làn bên phải ở vạch đứt, với thời gian đủ an toàn cho xe B vượt, sau đó xin trở lại làn dành cho xe mình ngay, chắc không sao. Nhưng theo đề bài, bên phải🍸 có vài ba xe khách, xe tải nối đuôi nhau, tức là muốn sang làn bên phải, thì xe A phải nhường cho những xe đó đi qua đã, và chưa kể tình huống một đoàn xe phía sau xe B cùng nối đuôi để vượt xe A, khiến sự trở lại làn của xe A gặp khó khăn, mất thêm thời gian mới trở lại đúng làn. Nếu gặp CSGT, rất có thể xe A phạm lỗi vi phạm sai làn dành cho phương tiện. Tình huống này để chứng minh mình nhường ở đoạn phía dưới là rất khó.
10/ Có bạn cho rằng "Bác ấy (xe B) chạy nhanh, sai luật thì có pháp luật xử lý chứ không đến lượt anh. "Sai", câu trả lời của một người vô trách nhiệm! Luật đã ghi rõ: "Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội" là câu hỏi tính điểm trong bộ câu hỏi khi sát hạch cấp giấy phép lái xe. Người dân có thể tuyên truy🍬ền, giáo dục, thông báo, cảnh báo, phối hợp, ngăn chặnꦛ...những nguy cơ tiềm ẩn về an giao thông.
Trả lời xong những câu hỏi trên, chúng ta khẳng định không cho vượt là hợp tình, hợp lý. Nhường, xe B có thể 🥃bị phạt, có thể gây tai nạn, như vậy nhanh mà hóa chậm! Thậm chí chậm cả đời. Xe A cũng có thể bị phạt, nếu ở tình huống số 9. Tuy nhiên, xét về tình vẫn có thể nhường xe B ở một số trường hợp, cần căn cứ vào thực tế giao thông lúc đó!
Việc xe B vượt bên phải đã là sai, tạt đầu, cắt mặt phương tiện khác để trả thù lại càng sai, và đạo đức người lái xe không cho phép làm như vậyཧ.
Cám ơn các bạn.
Nguyễn Phúc Tâm
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn).