Tin giả về thương mại
Tin giả thương mại là những câu 📖chuyện, tin tức nhằm mục đích kinh tế, chủ yếu để tăng lưu lượng tiếp cận cho website, tài khoản từ đó gia tăng doanh thu đến từ việc kinh doanh, quảng cáo, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để lừa đảo, tạo ra những cơn sốt ảo như sốt đất, sốt vàng, sốt ngoại tệ...
Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như sử dụng tin giả để tấn công đối thủ, dùng nhiều cách ﷺthức để bôi xấu về các sự cố từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ sẽ tìm mọi cách để nhân rộng sự cố đó lên.
Tin giả về chính trị
Hình thức này nhằm mục đích gây rối loạn xã hội꧃, thông tin xuyên tạc, hạ bệ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm chống phá chế độ. Tin giả thuộc nhóm này thường gia tăng mạnh 𝕴vào thời điểm diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, họp Quốc hội...
Các đối tượng xấu thường tạo dựng tin giả từ một phần tin tức báo chí chính thống để tăng mức độ tin cậy và cắt ghép, pha trộn với những thông tin chưa kiểm chứng, đặc biệt là với những vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm để thổi phồng những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành của chí🧔nh quyền.
Tin giả về đời sống xã hội
N🌃hững nội dung do người dùng mạng xã hội đăng tải để thể hiện quan điểm, góc nhìn cá nhân về vấn đề hay một đối tượng nhất định, chủ yếu là về những vấn đề nóng trong xã hội, được dư luận quan tâm, thường chỉ nhằm mục đích như sống ảo, câu like, câu view, kiếm lượng người theo dõi, đăng ký (subscribe) vì muốn được nổi tiếng hoặc để phục vụ việc kinh doanh online.
Những bài viết này có thể kèm theo hình ảnh, video, trích dẫn bị cắt ghép hoặc liên kết sai (chú thích không liên quan đến nội dung bài viết) nhằm khiến người đọc, người xem൩ hiểu sai bản chất sự việc.
Tin châm biếm, hài hước
Tin châm biếm mục đích chỉ để giải trí, nhưღng vì tính chất không rõ ràng nên dễ bị lợi dụng, gây hậu quả.
Theo Cẩm nang phòng chống tin giả của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, đặc điểm chung của tin giả là mang tính chất giật gân, với chủ đề và hình ảnh gợi tính đau xót, hoặc gây kích động. Cảm xúc bốc đồng từ người đọc bị lợi dụng là nguồn cơn cho những cú click chia sẻ💫 thiếu trách nhiệm, khiến sự lan tỏa của tin giả ngày càng mạnh hơn.
Hậu quả của việc cung cấp, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật rạn nứt các mối quan hệ; gây ra những phiền toái, phân biệt đối xử cho những người liên quan; ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân và người khác; làm tổn thương đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của người bị hại. Những đối tượng phát tán tin giả khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền hoặc khởi tố hình sự tùy theo mức độ nghiêm
trọng của sự việc theo quy định pháp luật.
Thế Đan
Chiến dịch "Tin" do Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) phối hợp với Báo VnExpress, FPT Online phá🅷t động nhằm nâng cao nhậ🐓n thức, phòng chống tin giả trên không gian mạng.
Cuộc thi "Anti Fake News" nằm trong khuôn khổ chiến dịch. Đây là sân chơi khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo nội dung liên quan đến việc chia sẻ thông tin tích cực, hạn chế tin giả, sai sự thật trên nền tảng TikTok. Thí sinh có thể thực hiện điệu nhảy ꦫ"Anti Fake News", hát bài hát chủ đề do ban tổ chức công bố hoặc kể chuyện, diễn hoạt cảnh tình huꦰống... và đăng tải trên ứng dụng này.
Sau hai vòng thi "Khởi tạo" và "Chung cuộc", ban tổ chức sẽ trao tổng giá trị giải thưởng đến 150 triệu đồng, gồm:
- Top 10 video xuất sắc nhất ở mỗi chủ đề
- Top 3 video xuất sắc nhất ở mỗi chủ đề
- 1 video truyền cảm hứng (số điểm được đánh giá dựa trên bộ tiêu chí riêng) - Top 5 nhà sản xuất nội dung tài năng
- 1 nhà sản xuất nội dung triển vọng
Độc giả xem thêm thông tin về chiến dịch và cuộc thi tại:
- Website: Chiến dịch Tin - Anti Fake News
- Fanpage: