Xung quanh câu hỏi "Tại sao phải mua bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới?", độc giả Xuân Phú phản ánh thực trạng ở Việt Nam hiện nay: "Theo quan điểm của tôi vไà hầu hết mọi người, mục đích mua bảo hiểm xe máy bắt bღuộc chỉ là để đỡ bị phạt khi gặp CSGT, còn thực chất cũng chẳng mong chờ gì khi không may xảy ra tai nạn và đòi bồi thường".
Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc Nathan Nguyen thừa nhận: "Tôi mua chỉ vì 🌊bị kiểm tra là buộc phải có, 🌠còn thông tin về bảo hiểm, thủ tục để hưởng quyền lợi, quyền lợi được hưởng thế nào thì mù tịt. Thậm chí, khi mua rồi, dù luôn mang theo mình nhưng hình thù cái thẻ bảo hiểm ra sao tôi thực sự cũng chẳng hình dung nổi".
Lý giải về nguyên nhiên nhiều người Việt ít quan tâm đến bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, độc giả Hong Thanh cho rằng: "Để được bồi ♛thường cho loại bảo hiểm bắt buộc, giấy tờ cần có gồm: xác nhận công an về vụ tai nạn và xác minh tổn thất, hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Tuy vậy, thủ tục vẫn còn rất chung chung và quá khó khăn để thực hiện đầy đủ".
"Tôi đồng ý bảo hiểm này là cần thiết. Thế nhưng dù nói 'sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho nạn nhân trong tối đa 15 ngày làm việc', nhưng để có đầy đủ hồ sơ thì người nông dân chúng tôi vất vả đến nhường nào, khó khăn và tốn kém ra sao?", bạn đọc An Nhiên thắc mắc.
Chia sẻ chính câu chuyện thực tế của bản thân khi vất vả làm thủ tục bồi thường bảo hiểm xe máy, độc giả Việt Dũng nhấn mạnh: "Đợt trước, em trai tôi có lỡ va vào một người đi đường, và gia đình họ yêu cầu bồi thường hơn trăm triệu. Thế là em tôi mới hỏi bên bảo hiểm xe để được chi trả. Nhưng họ yêu cầu phải có giấy thanh toán của bệnh viện, giấy xác nhận𒀰 của công an, giấy xác nhận sự việc của chính quyền địa phương... Trong khi các giấy tờ đó cần sự hợp tác của người bị thương. Gia đình họ đang cáu tiết thì làm sao họ lấy giấy thanh toán bệnh viện cho mình, làm sao họ hợp tác với mình lấy giấy tờ của cơ quan? ♌Bảo hiểm bán thì dễ, mà khi chi tiền thì toàn yêu cầu trên trời".
Bạn đọc Lê Minh cũng khẳng định lựa chọn việc tự bồi thường cho nạn nhân thay vì chờ đợi bảo hiểm: "Tôi thấy ai gây ra ✨tai nạn cũng tự tìm cách mà bồi thường cho nạn nhân thôi. Không có tiền thì đi vay. Không đi vay được tꦅhì bán xe mà bồi thường. Chưa thấy ai gây tai nạn mà ung dung ngồi đợi bảo hiểm đến để bồi thường thay cho mình. Chính vì vậy mà tôi thấy cái bảo hiểm này hay và nhân văn trên lý thuyết, còn trên thực tế thì...".
>> >> Đề xuất x♔e máy phải bật đèn ban ngày - 'hệ l🐼ụy của sao chép công thức'
So sánh những bất cập của loại hình bảo hiểm xe máy bắt buộc ở Việt Nam với các nước trên thế giới, độc giả NTB nhận định: "Nước ngoài họ làm được không có nghĩa là chúng ta cũng làm được. Nước ngoài, khi tai nạn xảy ra, chủ xe chỉ vi💮ệc gọi công ty bảo hiểm đến hiện trường. Mọi thứ từ khám nghiệm, chụp hình, định giá, thỏa thuận đền bù lẫn thủ tục hồ sơ đều do công ty bảo hiểm lo từ A-Z, chủ xe chỉ việc ký xác nhận vào hồ sơ. Làm được vậy, chẳng cần phải tổng kiểm tra, người dân sẽ tự nguyện thay vì bắt buộc".
Đánh giá về ý nghĩa của bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, độc giả Vothien cho rằng: "Nguyên tắc, mục đích tôn chỉ của Bảo hiểm là nhân đạo, là quản lý rủi ro, là biện pháp bảo vệ các chủ thể trước các tổn thất về vật chất, tinh thần kể cả tính mạng con người. Nhưng ở Việt Nam có một số loại hình bảo hiểm hoạt động không rõ ràng, trong đó có bảo hiểm xe máy. Người dân không biết được thông tin cụ thể từ phía công ty bảo hiểm, trường hợp nào được, không được bồi thường, mức bồi thường bao nhiêu, cần những thủ tục gì. Vì vậy n𝕴ên người dân không dễ dàng chấp nhận loại hình bảo hiểm này".
Trong khi đó, có cái nhìn trái chiều về vấn đề này, bạn đọc Nguyễn Đức Toàn đánh giá chính sự lười biếng khiến nhiều người thiếu kiến thức và suy nghĩ sai lệch về bảo hiểm xe máy bắt buộc: "Tâm thế mua Bảo hiểm là ﷽để đối phó nên nhiều người không chịu tìm hiểu kỹ về và thấy khó khăn, phức tạp rồi bỏ luôn. Từ đó tạo thành thói quen cho cả số đông. Vậy hãy tìm hiểu lại quyền và trách nhiệm cũng như thủ tục, quy trình thực hiện Bảo hiểm để hỗ trợ cho chính bản thân và tham vấn cho cộng đồng khi có tai nạn xảy ra. Có như vậy mới phát huy hiệu quả của Bảo hiểm và hạn chế sự lơ là của người cấp Bảo hiểm".
Đồng tình quan điểm trên, độc giả Ml.theminh nhấn mạnh: "N🧸gười Việt luôn sợ trách nhiệm, sợ mất thời gian nên luôn tặc lưỡi bằng tiề🌳n cho nhanh. Nên nhiều khi họ gây thiệt hại cho chính bản thân họ. Họ cứ nghĩ cứ mua bảo hiểm là được đền bù khi xảy ra sự cố. Nhưng thủ tục để xác minh thì không ai chịu làm".
"Việc đầu tiên và quan trọng nhất khi có tai nạn là phải báo công an, nếu không báo thì ai biết bạn đâm người ta thật hay hai người diễn với nhau lừa tiền bảo hiểm? Nhưng khốn nỗi cái khâu đầu tiên và quan trọng nhất ấy thì rất nhiều người lại bỏ qua. Vì họ sợ trách nhiệm hay nói rõ hơn là vô trách nhiệm. Hãy bớt nguỵ biện và làm đúng những gì cần làm. Khi đã mua bất cứ gì có chữ (kể cả bắt buộc hay tự nguyện) thì phải đọc kỹ vào", bạn đọc Ấm Văn Ớ kết lại.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.