Bối cảnh MV xoay quan🐼h khu vườn xanh mát, nhạc sĩ ngồi đệm đàn, nghêu ngao ca hát. Hình ảnh mở đầu là nhóm trẻ "mót trộm" chùm vải vừa thu hoạch, tạo cảm giác vui vẻ. Theo từng câu hát, khán giả đi qua hành trình của chùm vải đó: từ khi vất vả gieo mầm, chăm sóc cho đến ngày thu hoạch, có mùa bội thu nhưng cũng từng mất trắng.
Bài hát được nhạc sĩ Thành Nghiệp phối khí trên nền guitar tình cảm, hiện lên cảm giác đồng quê. Phần cuối ca khúc mang màu sôi động, ngụ ý về sự lạc𒉰 quan trong tương lai, mùa vụ bội thu, trái cây đến tay người dùng tươi ngon, trọn vẹn.
Nhạc sĩ cho biết lần đầu viết về người nông dân. Ca khúc mang kết cấu chặt, phần kể chuyện đơn giản hơn so với các sán🉐g tác trước đây. Nhịp điệu có sự phát triển mới, phối khí hiện đại hơn thể loại nhạc phim. "Với tôi, bài hát có nhịp điệu tương đối hấp dẫn mà vẫn đảm bảo sự dịu dàng, thân thương và tình cảm", Phan M๊ạnh Quỳnh tự nhận xét.
Anh chỉ mất khoảng một tháng để hoàn thành ca khúc này, từ thời điểm lên ý tưởng đến lúc hòa âm, phối khí. Bản đầ🍰u tiên mà nam nhạc sĩ viết có giai điệu vui, nhộn nhịp hơn. Nhưng sau khi bàn bạc, Quỳnh và ê-kíp thống nhất sản phẩm cần lối nhấn nhá nhẹ nhàng, tình cảm để khán giả cảm nhận rõ hơn về thông điệp sau lời hát.
Cảm hứng của nghệ sĩ đến từ kỷ niệm tuổi thơ. Anh nói, thuở nhỏ gia đình có một mảnh vườn rộng. Tùy theo mùa vụ, bố mẹ sẽ ươm đậu, gieo ngô... Xung quanh nhà đủ loại cây ăn quả. Quỳnh nhớ nh🌌ất những lúc đứng dưới cây ổi, mãng cầu, đu đủ, đếm trái non... "Đối với một đứa trẻ, khi được chứng kiến cái cây lúc còn là mầm non, ngày một lớn dần và đến ngày bố hái quả xuống cho ăn thì cảm giác thích lắm, xen lẫn tự hào nữa. Đó là một kỷ niệm rất tuyệt vời", ca sĩ nhớ lại.
Anh đánh giá câu hát ưng ý nhất nằm ở phần mở đầu của lời hai: "Cây ra trái có năm được mùa, tay ôm tay hái có khi chẳng vừa. Nꩲăm thất bát thấy cha buồn rầu, lưa thưa hoa lá xác xơ vườn dậu".
"Khi bật ra được những từ này, tôi khá xúc động. Vì đó chính là những câu chuyện vui - buồn thường tình của nghề nông, cũng là thực tế mà tôi đã mắt thấy tai nghe", nhạc sĩ nhấn mạnh. Quỳnh cho biết, đặc trưng của nghề nông là đầu tắt mặt tối hàng tuần, hàng tháng nhưng phải đến lúc thu hoạch, cầm trên tay những trái chín, mới 🥀biết mùa vụ thành công hay thất bại. Không ít lần, cuối vụ lại gặp thiên tai, sâu bệnh, cả năm đó người nông dân coi như trắng tay. Thế nhưng họ vẫn tự mình đứng lên, bằng tình yêu diệu kỳ với nông sản Việt🐷, mang đến những thức quả ngon và lành. Điều đó khiến anh thêm trân trọng mọi loại cây trái, từ bình dân đến hàng "đặc sản". Dù có thể mua về dễ dàng ở bất cứ đâu, nhưng hành trình từ hạt giống đến quả ngon trên tay chứa đầy vất vả, chăm bón công phu.
Lý giải việc dùng hình ảnh cây để ẩn dụ về sự vất vả của nông dân, Quỳnh cho biết, mọi thứ trên đời này ♎đều có sự tác động qua lại, người trồng phải hiền từ mới có thể gieo nên cái cây hiền từ, trái sai trĩu, ngọt lành.
Vườn nhà là dự án Phan Mạnh Quỳnh hợp tác cùng dự án GrabConnect. Đây cũng là chính là lời tri ân của nhạc sĩ và GrabConnect gửi đến những người nông dân, mỗi ngày chân lấm tay bùn, "trò chuyện" cùng sỏ♕i đất để mang đến những loại rau quả phong phú, dinh dưỡng.
Nam nhạc sĩ cho biết tuy đây là lần đầu viết về chủ đề này, nhưng ý tưởng về người nông dân đã được anh ấꩵp ủ từ lâu. "Nhiều khi phải cần một lời đề nghị mang tính thời điểm, có giới hạn về thời gian, thì mình mới có động lực viết và hoàn thành một ca khúc. Mọi thứ đã𒈔 có sẵn trong tôi, nhưng chưa có cơ hội để thực sự đặt bút xuống viết. Vì vậy khi có cơ hội, tôi không muốn bỏ lỡ chủ đề ý nghĩa này", anh nói.
Anh không quên nhắn nhủ khán giả, khi ăn chúng, đừng chỉ nghĩ đến việc quả 🅷ngon hay không: "Hãy thử một lần ngẫm nghĩ về người nông dân hoặc nhớ lại những lần mình từng trồng cây, quá t✅rình chờ đợi và chăm bón chờ ngày nó đậu quả. Có thể, bạn sẽ cảm nhận thêm vị ngọt, bùi đọng lại trong cuống họng".
Phan Mạnh Quỳnh sinh năm 1990, quê Nghệ An, được công chúng biết đến qua nhiều ca khúc Vợ người ta, Có chàng trai viết lên cây, Từ đó, Hồi ức, Nhạt... Anh còn thành công khi viết nhạc phim cho Chị trợ lý của anh, Người bất tử, Bố già...
Minh Tú