"Chúng tôi phải tính tới thực hiện các biện pháp để những sự việc như thế này không tái diễn", Reuters dẫn lời người phát ngôn chính phủ Pháp Benjamin Griveaux ngày 2/12 nói trên đài Europe 1, đề cập tới các ꦚcuộc biểu tình gây nên tình trạng hỗn loạn ở Paris hồi cuối tuần qua.
Ông Griveaux không loại trừ khả năng chính phủ sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để chấm dứt cuộc🐈 biểu tình bạo loạn tồi tệ nhất ở Pháp kể từ năm 1968.
Sau khi tới quan sát một số địa điểm bị ảnh hưởng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ra lệnh cho Thủ tướng Edouard Philippe đối thoại với những thủ lĩnh củaꦜ phong trào biểu tình và lãnh đạo các đảng đối lập. Tuy nhiên, Paris khẳng định sẽ tiếp tục kiên định với kế hoạch cải cách. "Chúng tôi sẽ không thay đổi. Chún🎃g tôi chắc chắn về điều này", Griveaux nói.
Đây là cuối tuần thứ ba liên tiếp ไbạo lực bùng phát ở Paris. Cuộc biểu tình ban đầu nhằm phản đối tăng thuế xăng dầu đã lan rộng th𓃲ành một phong trào phản đối chi phí sinh hoạt gia tăng trên cả nước. Ngoài Paris, biểu tình cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác song hầu hết đều được tổ chức trong ôn hòa.
Những người biểu tình ở Paris 🌌đã đốt ôtô, đập phá các cửa hàng, vơ vét đồ đạc và đụng độ với lực lương an ninh. Cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay và vòi rồng để giải tán đ🍨ám đông quá khích.
Theo thống kê từ cảnh sát, hơn 260 người bị thương vì các cuộc biểu tình trên cả nước, trong đó ✱ít nhất 133 người ở Paris và khoảng 412 người đã bị bắt, bao gồm chủ yếu là nam giới, từ 30 đến 40 tuổi. Cảnh sát trưởng thủ đô Paris Michel Delpuech cho hay họ đã phải đối mặt với tình trạng "bạo lực và cực đoan chưa từng thấy" từ đoàn người biểu tình.
Sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, chính phủ Pháp sẽ thắt chặt an ninh trên khắp cả nước. Cảnh sát và binh sĩ có vũ trang được điều động tăng 🐲cường tại các không gian công cộng, trường học, trạ🅘m xe buýt, ga tàu điện ngầm... Luật còn cho phép cảnh sát khám xét nhà riêng mà không cần lệnh từ tòa án. Nhà chức trách cũng có thể ra lệnh cấm tổ chức hội họp, biểu tình