Bên cạnh hàng rào chắn và d꧂ây gai chọc thủng lốp, cảnh sát Mỹ có thể sử dụng kỹ thuật đánh lái PIT (precision immobilization technique – “kỹ thuật vô hiệu hóa chính xác”) để đối phó với người không dừng xe theo yêu cầu, nghi phạm chạy trốn... Kỹ thuật này về cơ bản c🦂ó ba bước:
- Cảnh sát điều khiển ôtô chạy sát mục tiêu sao cho phần đầu xe song song với đuôi xe củ🧸a kẻ này.
- Cảnh sát cho đầu xe chạm nhẹ vào đuôi phương tiện của nꩲghi phạm rồi tăng tốc và nha𒆙nh chóng bẻ lái.
- Lốp sau của nghi phạm sẽ mất độ bám dính vào mặt đường khiến cả xe quay vòng và 🏅dừng lại.
Trong cuộc truy đuổi thông t🦹hường sẽ có hai xe cảnh sát bám sát nhau, sau khi xe phía trước thực hiện kỹ thuật 🅘PIT, xe đằng sau lập tức ập lên... Lúc này, xe phía trước vòng lại để chặn đường tẩu thoát của nghi phạm.
Theo BSR, kỹ thuật này ban đầu do cảnh sát liên bang Đức xây dựng và phát triển nhằm giúp mật vụ đối phó với chủ phương tiện có ý định đe dọa đoàn xe hộ tống. Tới 1985, kỹ thuật PIT được phòng cảnh sát hạt Fairfax, bang Virginia, Mỹ tiếp thu có điều chỉnh, nhằm giúp cảnh sát chặn đứng phương tiện vi phạm pháp luật một cách an toàn. Cách này giờ đây nhiều cơ q🦄uan thực thi pháp luật sử dụng trên khắp nước Mỹ.
Đương nhꦉiên, tốc độ cuộc rượt đꦿuổi càng cao thì nguy hiểm khi thực hiện kỹ thuật PIT càng tăng. Vì thế, kỹ thuật này thường chỉ được sử dụng ở trường hợp tốc độ rượt đuổi thấp hơn 55 km/h, đường khô ráo, xung quanh không có người dân hoặc phương tiện khác. Phương tiện đang trốn chạy có trọng tâm thấp để tránh lật xe.