Sáng 4/12, Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục bị thẩm vấn ở hành vi cố ý là𝓰m trái khi uỷ thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào các ngân hàng và đầu tư mua cổ phiếu, gây thất thoát số tiền lớn.
Theo quy kết của án sơ thẩm, nghị quyết thường trực HĐQT ACB về việc uỷ thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm được ban hành từ ngày 22/3/2010 và được thực hiện đến ngày 5/9/2011. Do ngân hàng nhà nước chưa có hướng dẫn về nghiệp vụ uỷ thác 💟nên hành vi của một loạt cán bộ lãnh đạo cao cấp ACB như bị cáo Trịnh Kim Qu🐼ang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Nguyễn Đức Kiên được cho là đã vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, gây thiệt hại cho ACB gần 719 tỷ đồng. Số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như dùng các thủ đoạn chiếm đoạt.
Tại phiên xử sáng nay, bị cáo Lý Xuân Hải khai năm 2010, ngân hàng luôn xác định phương châm "An t𝕴oàn – Thanh khoản", khả năng chi trả của ACB là số một... Trong cuộc họp ngày 22/3/2010, các thành viên thường trực HĐQT thống nhất để 19 nhân viên mang tiền gửi tiết kiệm vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM.
Cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải giải thích ông đưa ra ♐ý kiến uỷ thác gửi tiền bởi thời điểm đó, các ngân hàng khi nhận tiền gửi thường ưu tiên chi trả cho cá nhân. Nếu ngân hàng này mang tiền gửi tại ngân hàng khác, khi muốn rút thì đối tác thường chây ì. Bị cáo Hải cho rằng việc uỷ thác gửi tiền là không sai, nhận thức đó là một hướng đi nhằm thu 🍰lời cho ACB.
Bị cáo khai bản thân không chỉ đạo cho kế toán trưởng ACB Nguyễn Văn Hoà gửi tiền vào Vietinbank mà uỷ quyền cho ông Hoà làm toàn bộ công việc. “Chúng tôi đã ký kết với nh🅘ững người có đúng thẩm quyền, bị cáo cho rằng số tiền không thể mất được. Toàn bộ hành vi của Huyền Như đều khẳng định việc chị ta dùng chứng từ giả mạo để chiếm đoạt tiền”, ông Hải nói.
Bị kết tội như ông Hải, cựu phó chủ tịch HĐQT ACB Phạm Trung Cang khai cuộc họp 22/3/2010 có đề xuất giải ngân cho vay nhưng ý kiến đó bị Nguyễn Đức Kiên phản đối vì nếu thực hiện sẽ làm giảm lãi suất, lợi nhuận của ACB. Tuy nhiên, qua trao đổi với 🍨ông Hải, bị cáo được cựu tổng giám đốc ACB chia sẻ do hội đồng quản trị giao cho lợi tức quá cao nên không thể ♈giảm lãi suất vì sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10.000 nhân viên.
Giọng trùng xuống, ông Cang trình bày: “Thú thật với HĐXX, khi có đề nghị uỷ thác, tôi rất băn khoăn. Tuy nhiên khi Ban pháp chế khẳng định chủ trương không trái pháp luật, tôi cũng đồng tình. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy đó là nhận thức không đúng”. Ông cũng cho hay, tại cuộc họp đó, bàn về vấn đề tín dụng các thành viên đã tranh luận kịch liệt, nhưng cuối cùn𝔉g cũng theo đa số ý kiến thành viên thường trực HĐQT.
Bị cáo Cang cho biết, từ tháng 6 đến tháng 9/2011 đã đi khỏ𒅌i ACB. Khoảng thời gian ACB triển khai mang đi gửi tiền, bị cáo đã chuyển sang Eximbank. Do 4/5 thành viên đã đồng ý uỷ thác gửi tiền nên bị cáo khi đó cũng theo. “Sau này tôi thấy không đúng và nghĩ tại sao lúc đó lại nhẹ dạ ký chung”, ông Cang nói. Đến nay, bị cáo thấy không oan, nhưng bản án 3 năm tù là quá nặng nên mong HĐXX lượng hình.
Trước t⛦oà phúc thẩm, cựu chủ tịch HĐQT ACB Lê Vũ Kỳ (án sơ thẩm phạt 5 năm tù) thừa nhận tham gia hai cuộc họp của thường trực HĐQT ACB và xác định chịu trách nhiệm nói chung về quy k💎ết của án sơ thẩm. Ông Kỳ trình bày, do có những thành tích nhất định nên được đề cử vào HĐQT ACB. “Vì tham gia vào HĐQT rất đột ngột mà trước đó tôi không được đào tạo về quản trị nên có những bất ngờ”, ông Kỳ trình bày. Bị cáo cho rằng có những hạn chế pháp luật về kinh tế.
Theo trình bày của ô🐈ng Kỳ, cuộc họp thường trực HĐQT 22/3/2010 có các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải… Đây là cuộc họp thường kỳ, vấn đề nêu ra nhiều, trong đó có nói đến uỷ thác gửi tiền. Tuy nhiên, bị cáo không tham gia thảo luận “một câu nào”. Trong cuộc họp, ông Hải có đề xuất uỷ thác gửi tiềꦬn, vì vốn ứ đọng nhiều. Bị cáo thừa nhận có tham gia ký vào văn bản đồng ý uỷ thác cho 19 nhân viên ACB đi gửi tiền.
Tại phi🌠ên phúc thẩm này, bị cáo đã nhận thức được vấn đề vi phạm của mình nên đề nghị được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Kỳ cho rằng, gia đình có công với cách mạng để cấp phúc thẩm lượng hình cho bản thân.
Bị cáo Trịnh Kim Quang, cựu phó chủ tịch HĐQT ACB, bị tòa sơ thẩm phạt 4 năm tù, cũng thừa nhận có tham gia vào cuộc họp đầu tư cổ phiếu. Bản thân bị cáo nhận thức rằng không thể mua được cổ phiếu của chính ACB, có chăng 🐻chỉ là mua cổ phiếu ký quỹ. Tuy nhiên, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ACB nên các thành viên HĐQT không đồng tình.
Ôn൩g Quang cũng xác nhận việc ký vào biên bản uỷ thác gửi tiền nhưng nhận thức thời điểm đó bị cáo nghĩ không trái luật. “Đến nay tôi vẫn còn nhận thức mù mờ, 🌳bởi hiện chưa văn bản nào hướng dẫn”, bị cáo nói.
Sau phần trình bày của các bị cáo, bị cáo Kiên được đưa vào xét hỏi từ phòng cách ly. Trước vành móng ngựa, bầu Kiên phủ nhận những lời khai𓆉 trên của các bị cáo nguyên là đồng nghiệp tại ACB và khẳng định꧙ không chỉ đạo gây áp lực tạo ảnh hưởng tới bất kỳ thành viên HĐQT, nhân viên ACB nào ở các cấp độ từ thấp đến Chủ tịch.
Theo bị cáo, trong các quy định của pháp luật, không quy định nào cho thấy bị cáo là cổ đông lớn. Các☂ văn bản pháp luật về 🎶doanh nghiệp không có khái niệm cổ đông lớn.
Bị cáo cũng cho rằng không có căn cứ để xác định bị cáo đã chi phối hoạt đ♐ộng Ngân hàng ACB. Là Chủ tịch Hội đồng đầu tư, bị cáo chỉ có trách nhiệm trong hoạt động đầu tư của ACB, còn hoạt động quản trị điều hành của ngân hàng tuân theo quy định pháp luật và quy chế nội bộ.
“Các quy định này không cho phép cá nhân nào chỉ đạo, chi phối hoạt động của Ngân hàng ACB. Với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, tôi đã làm đúng các quy định pháp luật. Tôi tin rằng mọi ý kiến của tôi đều đúng pháp luật”, bầu Kiên nói. Sau hơn 10 phút trình bày, bị cáo ౠxin phép HĐXX được ngồi để trả lời thẩm vấn. Các thành viên HĐXX nhắc bị cáo nói nhỏ hơn vì giọng đã được truyền qua micro.
Chiều nay, phiên xử tiếp tục.
Việt Dũng