Chiều 9/7, ông Trương Hoài Minh - Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) - cho biết, lực lượng Công an, Viện kiểm sát đang tiếp tục làm việc và thu thập tang vật để điều tra nhóm phá rừng quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương. 4 người đã bị bắt giam, 8 người khác đangꦑ ♔được thẩm vấn làm rõ.
Trước đó, rạng sáng 8/7, hàng chục chiến sĩ của Cảnh sát môi trường và Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) hóa trang trong ôtô tải từ TP HCM lên Lâm Đồng để phá nhóm lâm tặc. Khi đến Nhà máy thủy đi♒ện Đồng Nai 5, trinh sát lao xuống lòng hồ, khống chế hơn chục người đang tập kết gỗ l⛄ậu.
Theo ông Minh, thời điểm cảnh sát đột kích, nhóm lâm tặc tập kết hàng chục hộp gỗ dưới lòng hồ, trong đó có 12 hộp đã được đưa lên xe tải sẵn sàng rời khỏi hiện trường. Khai thác những kẻ này, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiệnও một khu vực nằm sâu trong rừng bị phá tàn phá.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định🐻 người cầm đầu nhóm lâm tặc là Lê Hồng Hà (48 tuổi, "Hà Đen", quê Nghệ An). Hơn hai năm qua, nhóm 🔜của "Hà Đen" đã triệt hạ một lượng lớn gỗ tại Tiểu khu 390. Đây là khu rừng phòng hộ tại Thủy điện Đồng Nai 5, do Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc quản lý.
Địa bàn hoạt động của nhóm lâm tặc chủ yếu ở khu rừng tiếp giáp tỉnh Đăk Nông và rừng Nam Cát Tiên (Đồng Nai). Sau khi phá rừng, các nghi can đã lai dắt gỗ xuống c🌌ất giấu giữa sông Đồng Nai, đến đêm thi đ𝐆ưa lên ôtô chở đi tiêu thụ.
𓃲"Do khu vực bắt nhóm lâm tặc nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Đồng Nai n💛ên rất phức tạp trong công tác quản lý. Thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị tỉnh đề xuất tăng cường phối hợp tuần tra với các tỉnh giáp ranh", Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm nói.
Hiện, trinh sát của Bộ Công an và tỉnh Lâm Đồng phối hợ🦄p chia thành nhiều mũi chốt chặn ở nhiều địa bàn như Bảo ✤Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên và vùng giáp ranh tỉnh Đăk Nông để truy bắt "Hà Đen" và những nghi can bỏ trốn.
Hoài Thanh