Sáng 27/7, tại buổi giao lưu trực tuyến do báo Công an Nhân dân tổ chức, trung tướng Phan Văn Vĩnh cho biết, ấn tượng và nặng nợ nhấ🍸t🌞 với ông là vụ án giết người, cướp tiệm vàng ở Bắc Giang do sát thủ Lê Văn Luyện gây ra.
"Vụ án có t🍸ính chất dã man. Một Lê Văn Luyện đã dám giết một lúc 4 người để âm mưu cướp tiệm vàng", người đứng đầu Tổng cục cảnh sát phòng chốꦺng tội phạm nói.
Trung tướng Vĩnh tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: CAND. |
Tướng Vĩnh cho hay, với quyết tâm bắt bằng được kẻ gây áꦓn dã man này, trong "khí thế hừng hực" suốt 5 ngày đêm hàng nghìn cán bộ ཧcông an đã được huy động tham gia truy tìm. Và sát thủ Luyện đã bị bắt, giờ đang phải thụ án 18 năm tù.
* Xem clip tướng Vĩnh nói về vụ án Lê Văn Luyện tại đây. |
Trước câu hỏi vì sao người chưa thành niên phạm trọng tội như giết người, cướp tài sản... khi bị xét xử🤪 chỉ bị phạt mức án tổng cộng chưa đến 20 năm tù, Lê Văn Luyện là ví dụ điển hình, Tổng cục trưởng Vĩnh cho rằng quy định như trên của Bộ luật hình sự là phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em.
Ông giải thích, các nghiên cứu cho thấy người chưa thành niên chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất cũng như về tâm, sinh lý. Họ bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như về kinh nghiệm sống nên việc bảo vệ, chăm sóc người chưa thành niên cũng như phòng ngừa và điều tra tội phạm vừa là vấn đ❀ề vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính nhân văn.
Vì vậy, Bộ luật hình sự quy định "không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người ch💙ưa thành niên phạm tội”, đồng thời tổng hợp mức án thì khung hình phạt cao nhất là 18 năm tù. Điều này thể hiện tính ưu việt và nhân đạo trong chính sách hình sự của Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội.
Theo người đứng đầu Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, với xu thế chung trên thế giới, người chưa thành niên luôn được bảo vệ, giáo dục và chăm s🌠óc với những điều kiện tốt nhất. Việc xử lý các vi phạm pháp luật đối với họ được giảm nhẹ hơn so với người thành niên, mục đích là để các em nhận thức được lỗi lầm mà sửa chữa, trở thành người có ích cho xã hội.
Trả lời câu hỏi: "Việc ông Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines) trốn trước khi có lệnh bắt, nhiều người cho rằng ông ta đã mất rất nhiều tiền để được “phím” trước và thoát thân", tướng Vĩnh cho hay sau khi có đủ căn cứ xác định Dương Chí Dũ✤ng và những người liên quan phạm tội, theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra phải làm các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam… chuyển🥂 VKSND Tối cao phê chuẩn. Khi có phê chuẩn, c♓ơ quan điều tra tổ chức bắt nhưng Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước đó. Hiện chưa có tài liệu phản ánh việc lộ lọt thông tin hay việc ông Dũng mất nhiều tiền để được "ph⛎ím" trước để thoát thân. "Vụ việc đang đa🔴ng tiếp tục điều tra làm rõ🗹. Nếu phát hiện bất kỳ ai để lộ lọt thì sẽ xử lý nghiêm", Tổng cục trưởng nhấn mạnh. Theo tướng Vĩn🐟h, tuy chưa bắt được Dương Chí Dũng 🐼nhưng tài liệu thu thập được cũng như lời khai của những người có liên quan là những bằng chứng quan trọng trong việc xác định nội dung vụ án. |
Thái Thịnh