Ngày 2/11, tại hội thảo bàn về Đề án đổi mới trang phục của thẩm phán, hội thẩm và mô hình phòng xét xử, đại diện Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (TAND Tối cao) cho biết có nhiềuꦬ ý kiến cho rằng cần đổi mới hình thức tổ chức phiên tòa theo hướng bố trí lại vị trí chỗ ngồi của kiểm sát viên (bên buộc tội) và luật sư (bên gỡ tội) để thể hiện sự bình đẳng giữa các bên, tạo tâm lý thuận lợi cho luật sư khi tranh tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cần tiếp tục duy trì hình thức tổ chức phiên tòa như hiện nay, vì khi tham gia phiên tòa, bên cạnh chức năng buộc tội, kiểm sát viên tham gia phiên tòa còn giúp viện trưởng VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt độn💖g tư pháp nên không thể ngồi ngang hàng với luật sư.
“Vậy kiểm sát giam ജgiữ thì VKS có cử người ngồi trong trại giam để kiểm sát hoạt động giam giữ, cải tạo hay không? Kiểm sát thi hành án thì sao?...”, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ đặt ngược lại câu hỏi. Theo ông Độ, tại tòa, chủ tọa phiên tòa duy trì trật tự phiên tòa, duy trì việc thi hành pháp luật tại phiên tòa. “Nếu làm sai thì bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự luật định. Để buộc tội và gỡ tội thì những người này phải có vị trí chỗ ngồi bình đẳng”, ông Độ nói.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng cho biết Liên đoàn đã nhiều lần kiến nghị việc bố trí lại chỗ ngồi cho luật sư nhưng đến nay chưa có sự thay đổi. Ông Chiến cho rằng dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi đang trình xin ý kiến Quốc hội vẫn duy trì tư duy “tầng trên, tầng dưới”. Theo đó, phía trên phòng xử án gồm vị trí của HĐXX, kiểm sát viên và thư ký tòa án. Phía dưới của phòng xử gồm vị trí ngồi của nhữ🌞ng người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa. “Đây là quy định mới của dự thảo nhưng nội dung chỉ là hợp thức chỗ ngồi theo vị trí ngồi của phòng xử án hiện đại”, luật sư Chiến bình luận.
Theo ông Chiến, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước tòa án nên dù kiểm sát viên đại diện Nhà nước hay luật sư đại diện cho người bị xét xử, người bị hại… thì c♏ũng phải bình đẳng như nhau trước tòa. Có ngang hàng thì mới có bình đẳng, có bình đẳng mới có tranh tụng chất lượng.
“Nhiều người cho rằng thay đổi chỗ ngồi chưa chắc tạo nên sự bình đẳng nhưng không phải vậy. Ch🐬ỗ ngồi của luật sư nói lên vị trí pháp lý của luật sư, tạo ra sự bình đẳng, ít nhất từ cái nhìn ban đầu trong một phiên tòa. Tranh tụng bình đẳng phải bắt đầu bình đẳng từ chỗ ngồi”, luật sư Chiến lưu ý.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã nhắc tới Đà Nẵng - thành phố đã quyết định thay đổi mô hình tòa án theo hướng quy định chỗ ngồi của kiểm sát viên và người bào chữa ngang hàng nhau, bên dưới HĐXX vào năm 2013. Tuy nhiên, Bình Dương mới là tòa án đầu tiên trong cả nước thí điểm thay đổi vị trí chỗ ngồi của HĐXX, kiểm sát viên, luật sư. Đáng tiếc phòng xử đó đến nay vẫn “đắp chiếu” do VKS nhất quyết không vàღo🌺 phòng xử.
Từ thực tiễn này, Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Nguyễn Mai Bộ đề xuất cần một cơ chế mang tính áp đặt để tránh vấn đề lợi ích ngành. “Tòa án Quân sự khu vực I đã tổ chức theo mô hình trên. Ban đầu kiểm sát viên cũng không chịu ngồi. Tôi nói không ngồi thì mời ông♋ về, tôi báo cáo tư lệnh. Tư lệnh duyệt tôi xây như thế rồi. Ông kiểm sát vào ngồi, dần rồi cũng quen…”, ôn♉g Bộ kể.
Không chỉ là có chỗ ngồi của VKS, luật sư, bị cáo ngồi đâu cũng là câu hỏi được nêu ra khi bàn về việc đổi mới mô hình phòng xét xử. Dẫn lại nguyên tắc suy đoán vô tội, ông Trần Văn Độ cho rằng tại phiên tò🗹a, bị cáo là người chưa có tội nên không thể để bị cáo đứng trước vành móng ngựa, 💟phải ăn mặc đặc thù… “Bình thường họ ngồi ở vị trí gỡ tội. Luật sư là người bào chữa cho bị cáo nên giữa họ phải có sự giao tiếp nhất định để thực hiện chức năng gỡ tội” - ông Độ nêu ý kiến.
Ông Độ cho hay ông đã đi khoảng 40-50 nước trên thế giới, đến đâu ông cũng tới tham quan phòng xử án của họ. Đa số các nước ông ghé qua phòng xét xử không có vành m🦂óng ngựa, chỉ có bục khai báo. Bị cáo ngồi ở đâu thì đứng dậy khai báo ở đó (thường sẽ ngồi cạnh người bào chữa). Bị cáo bị cách ly thì thường ngồi ở phòng kính cường lực trong suốt, có thể giao tiếp bình thường. Bị cáo không bị cùm 👍tay, cùm chân…
Ngược lại, cũng có ý kiến đề nghị không nên bỏ vành móng ngựa. “Vành móng ngựa thể hiện tính trang nghiêm của phòng xử án và cũng để phân biệt bị cáo với những người tham gia tố tụng khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự🌊, bị đơn dân sự…”, Phó Chánh án TAND tỉnh B𝄹ắc Giang Nguyễn Văn Dũng nêu ý kiến.
Khi bố trí phòng xử, ông Độ cũng cho rằng “lợi ích của các bên và trạng thái tâm lý của các bên tại phiên tòa cần được cân nhắc để bố trí chỗ ngồi thật hợp lý. Người có l♔ợi ích đối lập thì không ngồi cạnh nhau, nguyên đơn ওkhông ngồi cạnh bị đơn, bị cáo không ngồi cạnh bị hại…”.
Theo ông, người tham👍 gia tố tụng và người tham dự phiên tòa không nên ngồi cạnh nhau mà cách nhau bằng dải phân cách mềm, một hàng rào gỗ chỉ ngang bụng, phía trên là người tham gia tố tụng, sau đó mới là người tham dự phiên tòa.
Tại hội thảo, ♎các đại biểu cũng cho ý kiến về đề án đổi mới trang phục thẩm phán và hội ꦡthẩm TAND. theo đề án này, trang phục xét xử của thẩm phán sẽ là áo thụng đen.
Bà Lê Thu Hà đến từ Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương cho biết trang phục áo thụng đã có từ 100 năm trước, nhiều nước hiện nay đã không còn sử dụng áo thụng nữa, có nước thì chỉ tòa cấp cao mới dùng, còn bình thường vẫn mặc complet. Sonꦫg bà Hà cũng như tất cả ý kiến phát biểu đều ủng hộ đề án trang phục, đề nghị nên triển khai ngay để “tạo sự khác biệt giữa thẩm phán với người khác”.
Theo Pháp luật TP HCM