Điều 24 Luật Cư trú 2006 quy địnhꦯ: "Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định♕ nơi thường trú của công dân”.
Theo quy định này, việc có tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực quản lý hành chính, chỉ có giá trị xác định nơi thường trú của công dân chứ không có ý nghĩa xác định quyền sở hữu🌠 tài෴ sản của công dân.
Quyền sử dụng đất và sở hữu nhà được xác định dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đ🍎ất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất, cụ ⛎thể:
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: "Giấy ch⛄ứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, 🧸quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".
Như vậy,🐲 đối chiếu các quy định vừa trích dẫn ở trên với trường hợp của bạn thì sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi cư trú của công dân, việc một người đăng ký hộ khẩu vào một gia đình cũng không có nghĩa là người đó có quyền sở hữu nhà, đất mà người đó đang có tên trong sổ hộ khẩu.
Việc em gái bạn đăng ký nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của gia đình sẽ bạn không làm phát sinh quyền sở hữu hay thừa kế của em bạn đối với tài sản là căn nhà thuộc sở hữu chung của vợ ch🐻ồng bạn.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội