"Chúng tôi sẽ sơ tán càng nhiều người càng tốt nhưng có những n𒁃gười sẽ ở lại vì những lý do không phụ thuộc chúng tôi, mà phụ thuộc tình hì💎nh ở đó", Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles hôm nay cho hay.
"Đó là tình huống không dễ dàng gì đối với tất cả mọi người, bởi ngay cả với những người đến Kabul, việc tiếp cận sân bay cũng rất phức tạp", bà nói thêm. "Taliban đang t🌼rở nên hung hãn hơn, có tiếng súng, bạo lực cũng rõ ràng hơn. Tình hình thực sự rất kịch tính. Mỗi ngày trôi qua lại càng tồi tệ 𝕴hơn bởi mọi người ý thức rằng thời gian không còn nhiều".
Như các quốc gia châu Âu khác, Tây Ban Nha đã sơ tán các nhà thầu địa phương khỏi Afghanistan từ khi Taliban giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan. Tây Ban Nha hiện sơ tán được hơn 700 người khỏi🐷 Afghanistan và Robles cho biết vẫn còn "nhiều người" cần rời đi.
Chính phủ Tây Ban Nha liên tục từ chối cung cấp thông tin tổng số người họ dự định đưa khỏi Afghanistan.
Chính phủ Pháp cũng tuyên bố sẽ dừng sơ𝓀 tán từ 26/8 nếu Mỹ rút quân 🧸đúng mốc 31/8.
"Nếu Mỹ ๊rút quân hoàn toàn ngày 31/8 như kế hoạch, điều đó có nghĩa hoạt động của 🎃chúng ta kết thúc vào tối 26/8. Vì vậy, chúng ta còn ba ngày nữa", Nicolas Roche, Chánh văn phòng Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yves. Le Drian, nói với Thủ tướng Pháp Jean Castex hôm nay.
Gần 2.000 công dân Pháp và Afghanistan đã được Pháp sơ tán thông qua một căn cứ quân sự ở Abu Dhabi, thủ đô Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) những ngày gần đây, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron cho biết nước này sẽ mở rộng v🦩òng tay với những người bị Taliban đe dọa.
Bộ Ngoại giao Pháp đã xác định 62 công dân nước này khác cần sơ tán, trong khi giới chức đang kiểm tra yêu cầu được rời khỏi đất nước của nhiều người Afghanistan. Một số nước phương Tây 🐬cảnh báo sẽ không thể sơ tán toàn bộ người ở Afghanistan do thời gian có hạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ấn định thời hạn 31/8 để kết thúc cuộc không vận hỗn loạn, nhưng vẫn𒁃 để n𒀰gỏ khả năng gia hạn nếu cần. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Taliban cảnh báo nhóm không đồng ý với bất kỳ sự gia hạn nào, gọi vấn đề là "lằn ranh đỏ" và bất kỳ sự chậm trễ nào đều bị coi là "kéo dài chiếm đóng".
Huyền Lê (Theo AFP)