Phát ngôn viên chính phủ Pháp Benjamin Griveaux hôm 20/3 thông báo các binh sĩ sẽ được triển khai vào thứ bảy tuần này để tuần tra đường phố, bảo vệ sân bay, nhà ga, cơ sở tôn giáo và các địa điểm khác để đề phòng hành vi bạo lực của phong trào biểu tình "Áo vàng", theo AFP.
Việc triển khai quân đội tham gia bảo vệ an ninh sẽ cho phép cảnh sát chống bạo động "tập trung kiểm soát đám đông, duy trì luật pháp và trật tự" trong trường hợp bạo lực tiế♓p tục bùng phát ở Paris và các thành phố khác khi những người "Áo vàng" tiến hành cuộc biểu tình tuần thứ 19. Họ cũng sẽ được "rảnh tay" đối phó các nhóm cực hữu, cực tả và những thành phần vô chính phủ đã bị quy trách nhiệm cho phần lớn các cuộc bạo loạn.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cũng quyế🐷t định hoãn chuyến thăm Guiana vào cuối tuần. "Với tình hì𒊎nh đặc biệt liên quan đến trật tự công cộng, Thủ tướng quyết định hoãn chuyến đi", văn phòng của ông Philippe cho biết.
Cuối tuần trước, hơn 5.000 cảnh sát Pháp đã thất bại trong việc ngăn chặn hàng trăm người biểu tình bạo lực quá khích dọc đại lộ Champs-Elysees, đốt phá và cướp bóc hơn 100 cửa hàng, ngân hàng trong các vụ gây rối kéo dài nhiều giờ. Cảnh sát cho biết 42 ngườಌi biểu tình, 17 cảnh sát và một lính c💝ứu hỏa bị thương, gần 240 người bị bắt trong làn sóng bạo lực này. Chính phủ Pháp sau đó đã sa thải cảnh sát trưởng Paris Michel Delpuech cùng hai quan chức dưới quyền.
Tuy nhiên, một số quan chức cảnh sát cảnh báo việc duy trì l🔜uật pháp và trật tự không phải nhiệm vụ của quân đội. "Chúng tôi lo ngại về cách họ sẽ phản ứng trong trường hợp bị tấn công", cảnh sát Philippe Capon cho hay.
Quân đội Pháp từng được triển khai sau vụ tấn công khủng bố vào tạp chí Charlie Hebdo tháng 1/2015. C𝄹ác cuộc tuần tra trên đường phố của họ đã trở thành cảnh quen thuộc ở Paris và nhiều thành phố khác tại Pháp.
Chính phủ Pháp cũng đã công bố kế hoạch coi các cuộc biểu tình dọc đại lộ Champs-Elysees và các khu vực trọng yếu khác là h🌊ành động "ngoài vòng pháp luật" nếu những kẻ quá khích tiếp tục xâm nhập vào đoàn người biểu tình "Áo vàng" để đốt phá, cướp bóc.
Phong trào "Áo vàng" bùng nổ từ giữa tháng 11/2018 nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế xăng dầu của chính phủ, nhưng sau đó mở rộng sang chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đồng thời bày tỏ sự tứꦇc𝓰 giận về mặt bằng thuế và chi phí sinh hoạt cao.
Tổng thống Macron xoa dịu cuộc khủng hoảng vào tháng 12 năm ngoái bằng cách công bố gói biện pháp trị giá 10 tỷ EUR (11,4 tỷ USD) để hỗ trợ người hưu trí và người lao động có thu nhập thấp, đồng thời xóa bỏ kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. Tuy nhiên, những nhượng bộ này được cho là c𓄧hưa thỏa mãn yêu cầu của những người biểu tình "Áo vàng".