"Quyết định hủy dự án tàu ngầm và tuyên bố về quan hệ đối tác mới với Mỹ, nhằm tiến hành các nghiên cứu mới về khả năng hợp tác thúc đẩy hạt nhân trong tương lai, là hành vi✃ không thể chấp nhận giữa các đồng minh. Hậu quả ảnh hưởng đến chính khái niệm của chúng ta về các liên minh, đối tác và t🦹ầm quan trọng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với châu Âu", Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết trong tuyên bố hôm 17/9.
Theo Le Drian, Tổng thống Emmanuel Macron đã ra quyết định triệu hồi "ngay lập tức" các đại sứ Pháp tও🅰ại Mỹ và Australia dựa trên "mức độ nghiêm trọng đặc biệt của những thông báo" từ hai nước này.
Australia hôm 16/9 tuyên bố hủy hợp đồng trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group của Pháp để đóng 12 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda. Thay vào đó, nước này quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công ngꦇhệ được Mỹ và Anh chuyển giao.
Một nguồn tin ngoại giao giấu tên tại Pháp cho biết đây là lần đầu tiên Paris triệu hồi các đại sứ của mình theo cách nàyꦕ. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Pháp không đề cập đến Anh, nhưng nguồn tin cho hay Paris coi việc London tham gia thỏa thuận là động thái mangꦚ tính cơ hội. "Chúng tôi không cần tổ chức tham vấn với đại sứ tại Anh để biết phải làm gì hoặc rút ra bất cứ kết luận nào", nguồn tin giải thích.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 16/9 đã cố gắng xoa dịu cơn thịnh nộ của Pháp, khi gọi nước này là đối tác quan trọng ở Án Độ Dương - Thái Bình Dương. Trước đó, Le Drian gọi quyết định của Australia là "cú đâm sau lưng" đồ🃏ng minh và niềm tin của họ đã b♐ị "phản bội".
Tuy✤ nhiên, Thủ tướng Australia Scott Morrison bác bỏ chỉ trích từ phía Pháp rằng họ không được báo trước về thỏa thuận mới, cho biết ông đã nêu khả năng này trong các cuộc thảo luận với Macron và giải thích về môi trường chiến lược mới mà Canberra phải đối mặt.
Căng thẳng xảy ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm thêm sự hỗ trợ tại châu Á và Thái Bình Dương, do lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng từ💃 Trung Quốc. Trong khi đó, Pháp sắp nhậm chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)