Các nhà cổ sinh vật học phát hiện những mảnh xương chậu💃 và xương sọ ếch trên đảo Seymour, gần mũi của bán đảo Nam Cự🤡c, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientific Reports hôm 23/4. Giới khoa học từng tìm được dấu vết của các loài lưỡng cư khổng lồ sống tại Nam Cực trong kỷ Tam Điệp, nghĩa là cách đây hơn 200 triệu năm, nhưng không thấy dấu vết của sinh vật giống các loài lưỡng cư hiện đại.
Phát hiện mới đáng chú ý vì hình dạng xương ếch cho thấy nó thuộc họ Calyptocephalellidae, ngày nay phân b✃ố ở những nơi khí hậu ấm và ẩm thuộc dãy Andes, Chile. Điều này cho thấy khí hậu Nam Cực 40 triệu năm trước cũng tương tự.
Nghiên cứu mới cung cấp thêm manh mối về tốc độ Nam Cực biến đổi từ một môi trường dễ chịu sang vùng đất lạnh giá. Nam Cực đã♏ nhanh chóng đóng băng sau khi chia tách với Australia và Nam Mỹ. Những nơi này đều từng là một phần của siêu lục địa Gondwana. Tuy nhiên, một số bằng chứng địa chất học chỉ ra, các dải băng bắt đầu hình thành ở Nam Cực trước khi chia tách hoàn toàn khỏi các lục địa phía nam cách đây 34 triệu năm.
"Vấn đề đặt ra là Nam Cực từng lạnh đến mức nào và có những sinh vật nào sống tại đây khi các dải băng bắt đầu hình thành. Loài ếch này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy vào thời kỳ đó, ít nhất là xung quanh bán đảo Nam Cực, vùng đất này vẫn thích hợp với động vật máu lạnh như lưỡng cư và bò sát", Th🦹omas Mors, đồng tác giả nghiên cứu, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, cho biết.
Thu Thảo (Theo Science News)