Ngày 17/1, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành kết hợp với Bảo tàng tỉnh Hải Dương, tổ chức hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ gốm Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương). Đây là cuộc khai quật lần thứ 7, có quy mô lớn nhất ở Chu Đậ👍u, diễn ra từ tháng 12/2014.
Những cuộc khai quật trước đây đã chứng minh rõ, Chu Đậu là trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp, xuất hiện từ cuối thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 17, sản phẩm từng được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, địa tầng, diện mạo lò gốm Chu Đậu ra sao, quy mô, cấꦉu trúc và kỹ thuật sản xuất gốm ở đây ಞvẫn là một khoảng trống. "Để trả lời những câu hỏi trên và làm rõ giá trị, vai trò của gốm Chu Đậu trong đời sống Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã tiến hành khai quật di chỉ gốm lần thứ 7", PGS Bùi Minh Trí nói.
Trên diện tích 100 m2 khai quật lần này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều mảnh bao nung, chồng dính, đồ gốm, con kê và dấu tích lò gốm tại Chu Đậu. Lò nung này thuộc loại lò bầu, có hệ bầu đốt 2 ngăn. Phân tích từ phế phẩm lò nung và công cụ sản xuất, có thể nhận xét, đây là lò chuyên sản xuất đồ dùng ♈sinh hoạt với 3 dòng gốm chính là gốm men ngọc, gốm hoa lam và gốm men trắng. Trong đó, gốm men ngọc dường như là sản phẩm chủ đạo, được chế tạo với 🔯trình độ công nghệ rất cao, không thua kém sản phẩm gốm men ngọc lò Long Tuyền (Chiết Giang-Trung Quốc) đương thời.
Những sản phẩm gốm men ngọc ở đây được nung đơn chiếc, nghĩa là nung một sản phẩm trong một bao nung. Phát hiện này khô𝐆ng chỉ cho ta thấy được công nghệ và trình độ sản xuất cao của gốm Chu Đậu mà còn phản ánh việc đầu tư quy mô để cung cấp ra thị trường những sản phẩm gốm có chất lượng tốt. Bên cạnh dấu tích lò nung gốm, ở hố khai quật liền kề, đã tìm thấy phần nền của một mặt bằng cư trú. Việc san lấp ao/hồ bằng các đồ phế thải diễn ra vꦏào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 cho thấy sự mở rộng về quy mô sản xuất trước nhu cầu💧 phát triển thị trường.
So sánh hiện vật tìm thấy ở lò gốm Chu Đậu với sản phẩm gốm phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long, các nhà nghiên cứu thấy những sự tương đồng và khẳng định, gốm Chu Đậu từng được sử dụng trong hoàng cung vào thời Lê sơ (thế kỷ 15-16). Hai sản phấm gốm của lò quan Thăng Long phát hiện ở đây cũng chứng minh rằng, "thợ gốm ở Chu Đậu đã có mối quan hệ nào đó với thợ gốm ở Thăng Long hoặc đây là những quà tặng từ kinh thành🐼", PGS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành nói.
Gốm Chu Đậu ngoài ra 🀅có sự ảnh hưởng về phong cách trang trí giữa gốm Chu Đậu với di chỉ lò gốm Ngói (Bình Giang, Hải Dương), gốm hoa lam lò Cảnh Đức Trấn (Giang Tây, Trung Quốc).
Đánh giá kết quả cuộc khai quật lò gốm Chu Đậu lần này, PGS Hoàng Văn Khoán cho biết, "có giá trị và ý nghĩa lớn". "Nó giúp ta hiểu rõ hơn về quy mô, diện mạo và lịch sử hình thành phát triển của gốm Chu Đậu. Đồng thời, đây là lần đầu tiên ta có thể khẳng định chắc chắn lò gốm Chu Đậu từng được sử dụng để phục vụ cho hoàng cung T෴hăng Long. Các thợ giỏi ở đây có lẽ đã được triệu tập về hoàng cung để phục vụ sản xuất", PGS Khoán nói.
Trước những giá trị lịch sử, khảo cổ độc đáo của lò gốm Chu Đậu, Giám đốc bảo tàng tỉnh Hải Dương Vũ Đình Tiến cho biết, sẽ biến nơi đây thành🍃 ꦍbảo tàng tại chỗ để phục vụ thăm quan, quảng bá giá trị của vùng đất này.
Quỳnh Trang