Sinh vật tiền sử được đặt tên là Ulughbegsaurus uzbekistanensis ước tính dài gần 8 m và nặng khoảng 1- 6 t🐓ấn, sánh ngang những loài ăn thịt trên cạn lớn nhất như khủng long bạo chúa T-rex và đại long xươ꧋ng gai Spinosauridae.
Nó đại diện cho một chi khủngꦦ long chân thú săn mồi hoàn toàn mới (Ulughbegsaurus) trong nhóm khủng long răng cá mập Carcharodontosauria, bao gồm những loài có kích thước từ trung bình đến lớn sống từ kỷ Jura đến cuối kỷ Phấn Trắng.
Loài khủng long sát thủ đã lang thang trên vùng đất là Uzbekistan ngày nay từ cá🍸ch đây ít nhất 90 triệu năm, 7 triệu năm trước khi T-rex xuất hiện. Với kích thước vượt trội và bộ hàm mạnh mẽ, chúng trở thành kẻ săn mồi đầu bảng trong hệ sinh thái, với thực đơn bao gồm cả nhữn𝄹g loài khủng long có sừng và khủng long cổ dài khổng lồ.
Hóa thạch xương hàm của khủng long sát thủ được tìm thấy trên sa mạc Kyzylkum của Uzbekistan vào những năm 1980, nhưng đến năm 2019, các nhà nghiên cứu mới phát hiện lại nó trong một bộ sưu tập của bảoಌ tàng Uzbekistan và bắt đầu tìm hiểu chi tiết.
"Dựa vào kích thước xương hàm, chúng tôi có thể tính to💙án được hộp sọ của Ulughbegsaurus dài tới 1 m. Nó có những chiếc răng sắc nhọn như dao", Tiến sĩ Kohei Tanaka từ Đại học Nagoya của Nhật Bản, tá🔯c giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Đồng tác giả Yoshitsu✤gu Kobayashi, Giáo sư tại Bảo tàng Đại học Hokkaido, nhấn mạnh rằng khám phá này giúp lấp đầy một lỗ hổng lớn trong hồ sơ hóa thạch về các loài khủng long ăn thịt phân bố từ châu 🥀Âu đến Đông Á.
Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Royal Society Open Science hôm 8/9.
Đoàn Dương (Theo Sci-News)