Nhà nghiên cứu Eric Attias ở Đại học Hawaii và đồng nghiệp phát hiện nguồn nước ngọt lưu trữ trong đá rỗng ở độ sâu ít nhất 500 m bên dưới đáy biển, sử dụng kỹ thuật chụp ảnh tương tự chụp cộng hưởng từ (MRI). Họ dùng một chiếc thuyền kéo ăng-ten dài 40 m phía sau để phát từ trường, truyền dòng điện qua nước và xuống dưới đáy biển. Do nước biển dẫn điện tốt hơn nước ngọt, nhóm nghiê🐼n cứu có thể phân biệt hai loại nước. Họ nhận thấy nguồn nước ngọt trải dài ít nhất 4 km từ bờ biển và chứa 3,4 km3 nước.
Phần lớn nước ngọt ở Hawaii đến từ tầng ngậm nước trên bờ, bao gồm 🍸các lớp đất đá dưới mặt đất mà nước mưa ngấm xuống. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn nước mới phát hiện được bổ sung liên tục nhờ nước cꦚhảy ra từ những tầng ngậm nước này.
Biến đổi khí hậu dẫn tới hạn hán ngày càng tăng ở nhiều nơi, khiến một số khu vực không có nước. Ở Hawaii, lượng mưa sụt giảm và nạn phá rừng có thể làm tầng ngậm nước trên bờ khô cạn. Nguồn dự trữ nước ngoài khơi không chỉ giúp giảm bớt tác động của hạn hán mà còn dễ dàng bơm hút hơn tầng ngậm nước trên ꦗbờ do nước ở dưới áp suất cao. Việc tiếp cận nguồn nước này cũng ít ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh, theo Attias.
Nhóm nghiên cứu dự đoán những nguồn nước tương tự có thể nằm ở các đảo núi lửa khác, ౠgiúp cung cấp cho khu𒀰 vực đang khan hiếm nước do biến đổi khí hậu. Nguồn nước ngọt mới thường được phát hiện bằng cách khoan thăm dò lấy mẫu vật, nhưng kỹ thuật chụp ảnh mới mà Attias và đồng nghiệp sử dụng góp phần khiến quá trình phát hiện trở nên dễ dàng và bớt tốn kém hơn, theo Kerry Key ở Đại học Columbia, New York.
An Khang (Theo New Scientist)