Các nhà khoa học Trường Khoa học Tự nhiên và Môi trường thuộc Đại học Newcastle, Anh đã phát hiện các mảnh rác thải nhựa bên trong ruột của nhiều sinh vật sinh sống dưới rãnh đại dương sâu nhất hành tinh, Mariana, AFP đưa tin. Những số liệu mà nhóm nghiên cứu công bố hôm 26/2 khiến không 🎃ít ngườ꧙i giật mình trước mức độ ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.
Trong số 90 sinh vật riêng lẻ mà nhóm nghꦬiên cứu mổ xẻ, có tới 65 - 72% chứa ít nhất một vi hạt hoặc sợi nhựa trong hệ🐎 tiêu hóa. Riêng ở phần phía đông của rãnh Mariana, con số này thậm chí lên tới 100%.
Phân tích cho thấy phần lớn các vi hạt nhựa có nguồn gốc từ vải quần áo và túi nylon. Chúng được cho đã bị thải xuống biển từ nhiều năm trước khi liên kết phân tử có nhiều thay đổi so ♉với nhựa mới hoàn toàn. Các vi hạt có thể hình thành từ khối nhựa lớn phân 🌠hủy hoặc bị đổ trực tiếp xuống biển. Theo thời gian, chúng trở nên nặng hơn do vi khuẩn bám vào và chìm dần xuống đáy đại dương.
Ước tính hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và hiện có ít nhất năm nghìn tỷ mảnh nhựa trôi nổi trong các đại dương của chúng ta. Nhóm nghiên cứu cảnh báo không thể lường trước được những ảnh hưởng mà rác ✃thải nhựa gây ra đối với sinh vật ꦅbiển.
"Các vi hạt nhựa có thể đi thẳng qua hệ tiêu hóa của sinh vật, nhưng một số 🍌sợi nhựa lớn có thể bị kẹt lại trong bụng của chúng. Hãy hình dung giống như bạn nuốt một sợi dây thừng dài 2 m. Điều đó chắc chắn không tốt đẹp gì cả", Alan Jamieson, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.