Ngày 18/9, bác sĩ Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Un🎃g bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bệnh nhân nghiện thuốc lá trên 30 năm, mỗi ngày một bℱao và uống rượu thường xuyên. Khi nhập viện, bệnh nhân khó thở, ho khạc đờm trắng, tưởng cảm cúm thông thường. Kết quả sinh thiết chẩn đoán ung thư phổi biểu mô tế bào nhỏ di căn não.
Bác sĩ chỉ định điều trị bằng liệu pháp miễn dịch và xạ trị. Sau 4 chu kỳ, ông tiếp tục duy trì bằng thuốc truyền tĩnh 🉐mạch.
Ung thư phổi đứn🎃g đầu tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong những loại ung thư ở nam gi🐟ới, đa số phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Tại Việt Nam, cứ 100.000 người dân, có 36 nam và 12 nữ được chẩn đoán mắc ung thư phổi, tức tỷ lệ người nam mắc nhiều gấp ba lần nữ, chủ yếu do hút thuốc lá. Người hút thuốc có khả năng mắc ung thư phổi cao gấp từ 15 đến 30 lần so với người không hút. Ngoàiဣ ra, khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động, người không hút cũng hít phải các hợp chất gây ung thư, gây tăng nguy cơ mắc 20-30%.
Điều tra toàn cầu về thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2020 cho thấy tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 42,3%⭕ và 1,7% ở nữ giới, đặt thách thức cho việc dự phòng ung thư phổi.
Hiện, Việt Nam có những bước tiến lớn về phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ, hóa trị, liệu pháp thuốc đích, miễn dịch. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi cao, chi phí thấp, thời gian, chất lượng ജcuộc sống cải thiện.