Ngày 21/11, BS.CKII Đoàn Minh Trông, đơn vị Đầu Mặt Cổ, cho biết lưỡi bệnh nhân có vết loét 1,5 cm phía bên trái, chưa lan ra giữa, vùng dưới cằm có hạch. Chụp CT và sinh thiết u ghi nhận ung thư biểu mô tế bào vảy, giai đoạn hai. Kết 𒈔quả chọc hút bằng kim nhỏ hạch dưới cằm xác định hạch viêm mạn tín🍌h giai đoạn một.
Bác sĩ Trông phẫu thuật cắt rộng u lưỡi bệnh nhân, cách rìa khối u 1 cm. Sau khi cắt u, vùng lưỡi của người bệnh để lại vùng khuyết hỏng khoảng 3-4 cm, chiếm 30% thể tích nên không cần tái t🐻ạo, được may khép lꦡưỡi.
Với hạch cổ bênꦕ trái, bác sĩ bóc tách vạt da, bảo tồn dây thℱần kinh bờ hàm dưới trái và động mạch mặt, nạo hạch dự phòng ung thư di căn. Bệnh còn ở giai đoạn kiểm soát được nên ông Thắng không cần hóa trị, xạ trị sau mổ.
Ông xuất viện một ngày sau phẫu thuật, các chỉ số sức khỏe ổn định. Bác sĩ đề xuất người b🦹ệnh bỏ thuốc ෴lá, rượu bia. Để lưỡi hồi phục, ông cần ăn cháo loãng, thức ăn mềm, súc miệng bằng nước muối và rơ lưỡi ba lần mỗi ngày, hạn chế nhiễm trùng, tổn thương vết mổ.
Ung thư lưỡi là tình trạng tế bào bất thường, phân chia và phát triển không kiểm soát dẫn đến u hoặc vết loét không lành. cho biết gần 90% trường hợp ung thư lưỡi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Tế bào vảy l꧅à tế bào phẳng giống tế bào da, bao phủ niêm mạc miệng, mũi, thanh quản, tuyến giáp và họng.
Ung thư lưỡi thuộc nhóm ung thư hốc miệng và vòm họng, phổ biến thứ 6 trên thế giới. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, mỗi năm, có khoảng 263.900 trường hợp mới và 128.000 ca tử vong do ung thư môi và khoang miệng. Tại Việt Nam, ung thư lưỡi ngày cꦐàng gia tăng, chủ yếu ở nam giới sau 50 tuổi.
Triệu chứng của ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên dễ bỏ qua, nhầm lẫn với các bệnh khác như nhiệt miệng, viꦫêm loét... Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh đau, khó nói và nuốt, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh. Ung thư lưỡi di căn xa đến các cơ quan khác, khó điều trị, nguy cơ tử vong c𓃲ao.
Phẫu thuật là phương pháp hàng đầu trong điều trị ung thư lưỡi. Bác sĩ cắt bỏ u và cắt rộng mô xung quanh khối u🍌 khoảng 1-2 cm.
Theo bác sĩ Trông, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi như hút thuốc lá, uống rượu bia, vệ sinh răng miệng kém, tiếp xúc với virus HP💯V. Trong đó, hút thuốc lá, uống rượu bia chiếm đến 80%.
Bệnh🔯 có thể phòng ngừa khi hạn chế rượu bia, thuốc lá, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi lưỡi xuất⛄ hiện vết loét, sần sùi không lành sau 1-2 tuần, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Đầu Mặt Cổ khám, tìm nguyên nhân và điều trị.
Đức An
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |