Các nhà khoa học phát hiện vi nhựa trong tuyết mới rơi ở Nam Cực, có thể khiến quá trình tan băng tuyết diễn ra nhanh hơn và đe dọa đến các hệ sinh thái độc đáo của lục địa này, Guardian hôm 9/6 đưa tin.
Vi nhựa từng được tìm thấy trên mặt nước và trong băng biển Nam Cực, nhưng đây là lần đầu tiên chúng xuất hiện trong tuyết mới rơi. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học The Cryosphere, được thực hiện bởi n𒈔ghiên cứu sinh Alex Aves tại Đại học Canterbury và tiến sĩ Laura Revell.
Aves thu thập các mẫu tuyết ở thềm băng Ross cuối năm 2019 để xác định xem💛 vi nhựa có di chuyển từ khí quyển vào tuyết hay kh🃏ông. Vào thời điểm đó, vẫn có rất ít nghiên cứu dạng này ở Nam Cực.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu cho rằng sẽ không tìm thấy bất cứ hạt vi nhựa nào ở mộ🎶🌠t nơi nguyên sơ và xa xôi như vậy. Nhưng kết quả, họ tìm thấy hạt nhựa trong cả 19 mẫu ở thềm băng Ross.
Aves tìm thấy trung bình 29 hạt vi nhựa mỗi lít t🥀uyết tan, cao hơn nồng độ được ghi nhận trước đây ở biển Ross và băng biển Nam Cực gần đó. Những mẫu vật thu thập ngay gần các trạm nghiên cứu Scott Base và McMurdo trên Đảo Ross cho nồng độ cao hơn, gần gấp 3 lần so với các khu vực xa xôi.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 13 loại nhựa khác 𝄹nhau, phổ biến nhất là PET - loại♔ nhựa thường dùng để sản xuất quần áo và những chai nước ngọt.
Mô hình khí 𓂃quyển cho thấy vi nhựa có thể đã di chuyển hàng nghìn km trong không khí. Tuy nhiên, cũng có thể sự hiện diện của con người ở Nam Cực đã để lại dấu vết vi nhựa, theo Revell. "Chúng tôi tìm thấ🅷y một bức ảnh về những lá cờ đánh dấu được sử dụng để tìm đường xung quanh trạm nghiên cứu. Những màu đó khớp với loại vi nhựa màu phổ biến nhất mà chúng tôi phát hiện ngoài môi trường", bà nói.
Nghiên cứu trước đây của Revell đã chỉ ra, vi nhựa trong khí quyển có thể giữ lại bức xạ mà Trái Đất tỏa ra, góp phần gây biến đổi khí hậu. Vi nhựa tối màu lẫn trong mặt băng có thể h🤪ấp thụ ánh sáng Mặt Trời, dẫn đến hiện tượng ấm lên cục bộ. Bên cạnh đó, nhựa cũng có thể độc hại với động vật và thực vật.
Thu Thảo (Theo Guardian)