Sau 5 tháng Hà Nội triển khai chiến dịch giành lại vỉa hè, một điểm tích cực phải thừa nhận là nhiều tuyến phố lớn trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, những chuyển biến đó chưa toàn diện và còn manh mún, thời vụ. Trên nhiều con phố trung tâm, người dân vẫn buôn bán kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, thậm chí tràn ra cả 🍰lòng đường, gây ảnh hưởng cho cả người đi bộ lẫn các phương tiện giao thông. Nhiều điểm nóng về lấn chiếm vỉa hè dù được lực lượng chức năng xử lý nghiêm trong một thời gian ngắn, nhưng cũng không duy trì được lâu, dẫn đến tình trạng ✃tái chiếm.
Có một điểm chung mà tôi thấy trong hầu hết các đợt ra quân từ trước đến nay của lực lượng chức năng để giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đó là việc duy trì một hình thức triển khai duy nhất trong cả chục năm qua: sử dụng xe tuần tra, vừa bắc loa hô hào, vừa tun🐓g quân ra thu giữ hàng hóa, bàn ghế, xe cộ vi phạm🙈 lấn chiếm vỉa hè.
Việc làm này một mặt tạo nên những đợt ra quân rầm rộ, ồn ào, vô tình phát sinh những tranh chấp, cãi cọ, ẩu đả không đáng có giữa lực lượng chức năng với người vi phạm. Mặt khác, vì theo kiểu đi đến đâu lại xử phạt đến đấy nên rất mất thời gian. Có khi đang xử lý vi phạm một hộ kinh doanh ở đầu phố thì những người ở giữa phố và cuối phố đã nhanh tay cất dọn hết rồi. Cuối cùng, chúng ta chỉ xử phạt được vài trường hợp làm hình ảnh. Để rồi khi lực lượng chức năng đi khỏi, người ta lại ùa ra tái lấn chiếm vỉa hè như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Những bất cập trong việc triển khai các đợt ra qu🌠ân lập lại trật tự vỉa hè thì ai cũng đã rõ. Nó là câu chuyện lặp đi lặp lại năm này qua năm khác chứ không phải bây giờ mới có. Nhưng lạ một điều là tôi dường như không thấy thành phố có thay đổi gì trong các đợt ra quân sau. Hiệu quả chắc chắn sẽ giảm dần theo thời gian khi người dân v♉i phạm nắm được kịch bản của lực lượng chức năng và tìm cách đối phó. Chỉ có vỉa hè là vẫn như một nỗi đau dai dẳng với người dân thủ đô qua nhiều thế hệ.
>> 'Muốn giành lại vỉa hè Hà❀ Nội chỉ còn cách cấm xe máy'
Làm gì để dẹp vỉa hè đi vào thực chất, để vi phạm được xử lý tận gốc, mang tính răn đe và chặn đứng các cuộc tái chiếm về lâu dài? Tôi cho rằng, thứ đầu tiên cần thay đổi chính là phương pháp giám sát, phạt hiện và xử lý vi phạm của cơ quan chức năng. Thay vì cứ "khua chiêng gõ mõ" mỗi lần ra quân nhưng chỉ dừng lại ở mặt hình thức, tôi cho rằng ꦡcần áp dụng công nghệ vào công tác này một cách thường xuyê𝓰n, hàng ngày, hàng giờ.
Phạt nguội qua camera là việc hoàn toàn có thể làm được trong tầm tay của các quận trung tâm tại Hà Nội. Thay vì lãng phí sức người cho các đợt xuống đường ngắn ngày, lực lượng chức năng chỉ cần cho lắp đặt camera an ninh trên từng khu phố, hoặc🐻 tận dụng chính hệ thống camera giao thông để thu thập bằng chứng, làm căn cứ xử phạt các hộ dân vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Làm vậy, vừa đảm bảo xử lý triệt để mọi trường hợp vi phạm, lại vừa tránh được những tranh chấp khi lực lượng chức năng đối diện với người dân.
Tăng cường phạt nguội kết hợp với tăng nặng mức phạt hành chính với các trường hợp vi phạm để làm gương, tôi tin người dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè sẽ phải chùn chân, khô✤ng dám tái phạm nữa. Khi đó, lực lượn✤g chức năng tại các quận, phường chỉ cần đi tuần tra định kỳ để tuyên truyền và nhắc nhở người dân nghiêm túc chấp hành pháp luật, giảm thiểu tối đa nhân lực và vật lực trong công tác đảm bảo trật tự vỉa hè đô thị.
Phải thừa nhận rằng, dọn dẹp vỉa hè tại một quốc gia mà người dân đã gắn bó với văn hóa kinh doanh bám mặt đường như ở ta là một chuyện không hề đơn giản. Nhưng khó không phải là không có cách, hoặc phải thỏa hiệp với người vi phạm. Điều quan t💎rọng là chúng ta có dám thay đổi để đạt được hiệu quả tối đa hay không mà thôi. Hy vọng vỉa hè Hà Nội sẽ sớm được bình yên khi tất cả c꧒ùng nhìn chung một hướng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiꦬết trùng൩ với quan điểm 168betvisa-slots.com.