Hiện tượng "Phật quang" xuất hiện trên đỉnh Fansipan vào chiều 1/6, kéo dài khoảng 9 phút. Thời điểm xuất hiện cũng cận k🌺ề lễ Phật đản (3/6) khiến một nhân viên khu 🌼du lịch nhận xét giống như "phép màu".
Thúy Ngân, du khách H🔴à Nội, nói sương mù bao phủ xung quanh khiến khung cảnh lúc ấ⛄y trông "càng mờ ảo hơn".
Dân gian quan niệm "P𓃲hật quang" là một hình thức "hiển linh" của Phật, được xem như điềm lành. Tuy nhiên,🌺 xét trên góc độ khoa học, "Phật quang" chỉ là một hiện tượng quang học.
Theo Scott’s Astronomy Page, website nghiên cứu thiên văn ra đời từ năm 1998, "Phật quang" tạo r♐a hiệu ứng như "vầng hào quang của một vị thần" và thường bị nhầm lẫn với cầu vồng. Tuy nhiên, cầu vồng có đường kính lớn hơn nhiều. Hiện tượng này thường được quan sát từ những vị trí cao như núi hoặc trên máy bay. Nó xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời hoặc Mặt Trăng (hiếm hơn) tiếp xúc với những giọt nước nhỏ trong mây, sương mù.
Hiện tượng "Phật quang" từng xảy ra trên đỉnh Fansipan, chủ yếu vào mùa mây, từ tháng 10 đến tháng 4. 🥂Hiện tượng xuất hiện 1-2 lần trong thời gian ngắn, thường khi có băng. Tháng 10🉐/2022, "Phật quang" xuất hiện ngay trong lòng bàn tay bức tượng Đại Phật trên đỉnh Fansipan.
Năm 2021, "Phật quang" cũng từng được gh⭕i nhận trên núi Ngũ Chỉ Sơn, khu vực ranhꦓ giới tự nhiên giữa Lào Cai và Lai Châu.
Tú Nguyễn