Công thức bào chế hệ nano tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa silymarin do TS Nguyễn Thạch Tùng (38 tuổi), Đại học Dược Hà Nội và cộng sự thực hiện. Ở các loại♒ thuốc hiện nay thường dùng dẫn chất truyền thống có tên là silymarin, chiết xuất từ cây cỏ sữa silybum marianum, có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, ✅bảo vệ gan, tim mạch.
Tuy nhiên silymarin có độ tan trong nước thấp, khả năng thấm kém, chuyển hóa qua gan nhiều, thải trừ nhanh, khiế༒n tốc độ và mức độ hấp thu dược chất, tác dụng dược lý bị hạn chế. Tại Việt Nam, dược liệu này được chủ yếu bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang nên hiệu quả bảo vệ gan thường chưa cao.
TS Tùng đã phát triển hệ dẫn thuốc mớ𒀰i, hệ này có đặc điểm khi pha loãng với nước hoặc dịch tiêu hóa chỉ cần khuấy trộn nhẹ nhàng sẽ tự nhũ hóa và tạo ra giọt nano nhũ tương mang thuốc có kích thước ở vùng khoảng 200 nanomet đ💝ể mang hoạt chất có nguồn gốc từ dược liệu silymarin.
Khi sử dụng chất mang thuốc này sẽ nâng cao tác dụng cho các dược chất kém tan, kém thấm như t⛦huốc kháng virus, kháng nấm. Khi sử dụng sẽ giúp người bệnh giảm thời gian điều trị và tác dụng không mong muốn, từ đó giảm chi phí điều trị cho người dùng.
Theo TS Tùng, so với hệ mang thuốc truyền thống, hệ nano tự nhũ hóa có kích thước nhỏ, diện tích bề𝓰 mặt tiếp xúc với biểu mô đường tiêu hó𓆏a lớn giúp cải thiện hiệu quả khả năng hấp thu của dược chất và nâng cao hiệu quả điều trị, giảm liều và tác dụng không mong muốn của dược chất. Ngoài ra, hệ này dễ ứng dụng vào sản xuất thực tế trên dây chuyền sản xuất thuốc nang mềm.
Thông qua tối ưu hóa côn🏅g thức vỏ nang mềm và dịch nhân là hệ nano tự nhũ hóa, hiện nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công công thức nhân và vỏ viên nang mềm chứa hệ nano tự nhũ hóa và sản xuất thử nghiệm 5.000 viên nang mềm ở quy mô công nghiệp bằng máy đóng nang mềm ép khuôn.
Thiết kế hệ nano tự nhũ hóa, TS Tùng và cộng sự đã tìm ra phương pháp tráng phim để quan sát ảnh hưởng của polyme tới silymarin ở trạng thái rắn và chuyển dung môi nhằm đánh giá ảnh hưởng polyme tới silymarin ở trạn🍒g thái lỏng.
"Đây là hai phương pháp thiết kế chưa từng đượ🉐c áp dụng trước đó, giúp khắc phục dược chất bị kết tủa, tách ra khỏi nano nhũ hóa trong quá trình bảo quản và sử dụng của hệ nano tự nhũ hóa", TS Tùng nói. Hiện nhóm nghiên cứu đã gửi hồ sơ công bố sản phẩm tới Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và được chấp nhận với sản phẩm viên nang mềm ở giai đoạn thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợꦉ chức năng gan và tim mạch.
"Để tiếp tục khẳng định ý nghĩa, hiệu quả của hệ dẫn thuốc mới này, cần tiếp ꦑtục tiến hành các đánh giá ở mức độ cao hơn như thẩm định đầy đủ quy trình sản xuất, nghiên cứu độ ổn định dài hạn và các thử nghiệm sinh học theo quy định cho công bố một thuốc mới", TS Tùng cho biết.
Do tính ứng dụng của công trình trong việc phát triển loại thuốc mới, nghiên cứu này được lựa chọn đề cử chính g𓄧iải thưởng Tạ Quang Bửu 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kết quả nghiên cứu đã đăng trên tạp chí International Journal of Pharmaceutics (tạp chí uy tín trong lĩnh vực Bào chế thuốc).