Cơ khí là một trong những ngành được ưu tiên phát t🌄riển. |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mới được bổ🎉 sung ba tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Long An, cùng 4 thành viên cũ là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Một bộ phận điều phối các hoạt động tại khu vực này sẽ được thành lập, trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư và do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Để đạt được mục tiêu đề ra, 7 tỉnh, thành phố tại đây phải gấp rút rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển đô thị và các công trình kết cấu hạ tầng, chú ý xây dựng đường giao th♏ông liên địa phương, liên vùng, liên quốc gia. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, bổ sung phát triển các sản ph♑ẩm và dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, vùng sẽ thực hiện hiệu quả quy hoạch sử dụng đất và mặt nước phù hợp với đi▨ều kiện tự nhiên, sinh thái, xác định được cơ cấu sản xuất có lợi thế của từng địa bàn; đồng thời bổ sung các chính sách và biện pháp hỗ trợ về vốn, thuế, ứng dụng công nghệ mới.
Mặt khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tạo điều kiện để các khu chế xu✃ất, khu công nghiệp đổi mới công nghệ và kinh doanh hiệu quả.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra rằng, những năm qua vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã phát huy được lợi thế so sánh, đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng vẫn chậm so❀ với khu vực, thu hút đầu tư giảm sút. Do đó, việc sắp xếp và củng cố hoạt động là yêu cầu bức thiết hiện nay để vùng có thể phát triển toàn diện.
K.D.