Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: trò chơi có thể kích thích sự tru𝓰yền tín hiệu giữa các nơron thần kinh, nhất là khi trẻ phải phân tích rồi tìm giải pháp khi chơi. Điều này làm gia tăng tính phức tạp trong khả năng xử lý thông tin ở não. Một nghiên cứu năm 1997 đã phát hiện ra rằng sự kích thích từ môi trường, trong đó có các trò c🌠hơi có thể làm tăng IQ của trẻ từ 20 điểm đến 40 điểm nhờ vào việc gia tăng mạng lưới tế bào thần kinh trong não bộ.
Ngoài ra, việc vui chơi theo nhóm với những bé khác cũng làm phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xã hội, làm giàu thêm tinh thần và cảm xúc cho trẻ, đồng thời phát huy được sự hợp tác của trẻ với những trẻ cùng chơi. Trong kh🔯i đó, các trò chơi một mình như tập làm cô giáo với búp bê lại giúp bé phát triển trí tưởng tượng và tìm hiểu thế giới phức tạp bên ngoài. Mẹ cũng có thể tham gia vào quá trình trò chuyện của con với búp bê để con phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
Dưới đây là gợi ý một số trò chơi🐲 giúp phát triển trí não cho bé dưới 3 tuổi:
- Bé trên 12 tháng: Lấy đồ vật cho mẹ. Mẹ hãy đặt vài món đồ chơi như (muỗng, gấu, búp bê) trước mặt trẻ rồi bảo trẻ lấy từng c𓃲ái đưa cho mẹ. Mẹ hãy chú ý xem phản xạ và hành động cầm đồ chơi của trẻ có đúng hay không. Đây chính là sự phát triển về suy nghĩ và sự hiểu biết của trẻ.
- Bé 15 - 18 tháng: Chơi kéo lê. Cha mẹ lấy những đồ vật trong nhà như xe đồ chơi của trẻ, hoặc các loại khác mang ra xâu lại rồi cho trẻ kéo lê đi chơi. Trò chơi này có thể giúp trẻ phát tr🙈iển khả năng vận động (motor skill) và cơ bắp.
- Trên 2 tuổi: Ở tuổi này, bé đã bắt đầu ham thích khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Mẹ nên tập cho bé chơi các loại xếp hình, lắp ráp, có thể bắt đầu với những hình to, đơn giản, nhiều màu sắc để thu hút sự quan tâm của bé, sau đó dần dần tăng mức độ phức tạp lên cao hơn. Đầu tiên trẻ có thể chưa sắ🍬p xếp được nhưng qua nhiều lần chơi,🉐 bé sẽ biết được cách đặt các hình khối như thế nào cho khỏi ngã hoặc làm sao để các mảnh ghép vừa với nhau. Các trò chơi loại này rất có ích cho bé vì vừa giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, phân tích, vừa giúp trẻ hoàn thiện sự khéo léo của đôi tay.
Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé cắt rời hình những con thú trong một tấm hình. Sau đó, đảo đều lên và cho bé tìm những hình giống nhau. Bài tập này dành cho bé đang trong độ tuổi ꦜnhận biết về hình dạng, màu sắc, kích thước của đồ vật.
Mỗi khi bé tìm được những hình giống nhau, mẹ hãy hỏi bé: "Con này là con gì?”", "Con chó kêu thế nào Bi nhỉ?"… Dạy bé bắt chước tiếng kêu của co൩n vật sẽ làm cho bài tập trở nên vui vẻ hơn và bé cũng tăng cường kỹ năng ghi nhớ.
Bên cạnh việc vui chơi khoa học, bệ phóng trí thông minh của trẻ chính là dinh dưỡng thông minh. Mead Johnson đã có hơn 30 nghiên cứu lâm sàng chuyên sâu về tác dụng của DHA đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ, được thực hiện bởi hơn 40 chuyên gia hàng đầu thế giới về trí não, thần kinh và dinh dưỡng nhi khoa. Các kết quả cho thấy, DHA và ARA có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng và kết nối các tế bào thần kin✱h, cải thiện thị lực, phát triển chức năng của vỏ não, sự phát triển nhận thức, chỉ số phát triển trí tuệ và IQ ngôn ngữ của trẻ. Những kết luận này đã được tái khẳng định nhiều lần trong các nghiên cứu khác nhau. Theo khuyến cáo của WHO/FAO: hàm lượng DHA dành cho trẻ dưới một tuổi là 17mg DHA trên 100kcal và 75mg DHA mỗi ngày với trẻ trên một tuổi. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, hàm lượng đúng là 66mg DHA mỗi ngày.
Ngọc Bích