🤡Bé Phương Anh (5 tháng tuổi, TP HCM) được yêu cầu nhập viện điều trị khẩn cấp, nghi ngờ viêm phổi do nhiễm khuẩn phế cầu. Bé nằm mê man, li bì trong vòng tay mẹ. Chị Anh Thư, mẹ bé vẫn chưa khỏi bàng hoàng kể lại, bé chỉ mới ho, khò khè hai ngày vậy mà nay đã chuyển viêm phổi. Tuần sau, chị còn dự định đưa con tiêm vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.
🐭Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng I, Cố vấn cao cấp Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh nên chi phí điều trị tốn kém, khó khăn. Trung bình cứ 20 giây, bệnh viêm phổi lại giết chết một trẻ. Tại Việt Nam, hàng năm, bệnh viêm phổi cướp đi mạng sống của khoảng 4.000 trẻ trong tổng số 2,9 triệu ca mắc.
4 bệnh nguy hiểm do phế cầu gây ra
ꩲCó rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở, thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trong đó, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là 4 bệnh nguy hiểm nhất.
Viêm phổi:﷽ theo bác sĩ Khanh, viêm phổi là mối đe dọa lớn trên thế giới với gần một triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 1/6 trong tổng trường hợp tử vong ở lứa tuổi này. Bệnh có biểu hiện cấp tính là ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh... Vì triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên phụ huynh thường xem nhẹ, từ đó trẻ dễ có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong nếu không điều trị kịp.
✤"Việt Nam là một trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặng về viêm phổi trên toàn thế giới và cũng là môi trường có nguy cơ lây nhiễm rất cao", bác sĩ Khanh nói thêm.
Viêm màng não:෴ đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với phần lớn trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Phế cầu gây viêm màng não thường xuất phát từ niêm mạc hầu họng. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, đau đầu, cứng cổ, khóc khi thay đổi tư thế, thóp phồng ở trẻ nhũ nhi, khóc thét, giảm trương lực cơ.
🧸Đây được cho là bệnh nguy hiểm nhất trong số các bệnh gây ra do khuẩn phế cầu. Người mắc có thể phải chịu đựng di chứng lâu dài, gây tàn tật như bị điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém, bị chứng đau đầu kéo dài. Ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng như đau đầu dữ dội, nôn ói, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái, khó thở... phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám.
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu:꧋ là bệnh nguy hiểm, nhất là khi cơ thể có sẵn các bệnh lý khác, tỷ lệ tử vong khoảng 20% số ca mắc. Nhiễm khuẩn huyết gây ra do khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu gây sốc. Các triệu chứng bao gồm sốt cao đột ngột, nhịp tim nhanh, rối loạn đông máu, giảm lượng nước tiểu, lạnh run...
Viêm tai giữa: 😼thường gặp ở trẻ nhỏ, tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ 6-18 tháng tuổi. Nguyên nhân do vi khuẩn phế cầu khuẩn và vi khuẩn Haemophilus influenzae không định type (NTHi) gây nên. Vi khuẩn phế cầu di chuyển lên tai thông qua vòi nhĩ, gây viêm, đau tai, đọng dịch và mủ, sốt, bứt rứt, khó ngủ...
🦄Viêm tai giữa xảy ra do vi khuẩn lây từ trẻ này sang trẻ khác ở nơi đông người như trường học, nhà trẻ, khu vui chơi... Triệu chứng thường thấy là có chất dịch trong tai giữa, đau, sốt, chảy mủ tai hoặc mất thính giác làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, chậm và gây khó khăn trong học tập.
Cách phòng bệnh do khuẩn phế cầu
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚPhế cầu là vi khuẩn dễ lây lan qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, hôn, dùng chung vật dụng... hoặc tiếp xúc, va chạm với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang mầm bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác gồm vệ sinh kém, hệ miễn dịch yếu, nhập viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh tiến triển như COPD, hen suyễn, tim mạch; hút thuốc lá...
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚTheo bác sĩ Khanh, phế cầu khuẩn ngày càng gia tăng mức độ kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị và tạo áp lực, gánh nặng lên ngành y tế và toàn xã hội. Điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn phải dùng kháng sinh mạnh nhất đồng thời luôn phải phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau".
ꩵTính đến năm 2014, thế giới đã có hơn 53 quốc gia đã áp dụng vaccine phế cầu trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Kết quả đạt được rất khả quan. Hiện Việt Nam có 2 loại vaccine phòng bệnh phế cầu là Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và vaccine Prevenar 13 (Anh) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn.
🎃Vaccine phế cầu được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi với nhiều phác đồ khác nhau tùy theo độ tuổi. Lịch tiêm như sau:
Trẻ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi
- Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: vào 3 tháng tuổi.
- Mũi 3: vào 4 tháng tuổi.
- Mũi 4: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3
🔯Lưu ý: Mũi đầu tiên có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi. Khoảng cách giữa 3 liều đầu tiên là 1 tháng; liều nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3).
Trẻ 7- 11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vacine trước đó)
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
♓- Mũi 3: 2 tháng sau mũi 2 và phải tiêm sau 1 tuổi.
Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vaccine trước đó)
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
ꦚ (Anh) được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành, người cao tuổi, nhất là người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường... Lịch tiêm như sau:
Trẻ em 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
- Mũi 3: cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
🃏- Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11-15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.
ꦏLưu ý: mũi tiêm đầu tiên của phác đồ tiêm chủng có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi.
Trẻ em 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vaccine trước đó)
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
- Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
𝕴Lưu ý: mũi tiêm nhắc lại cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.
Trẻ em 12-23 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vaccine trước đó)
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.
Trẻ em 24 tháng tuổi trở lên, người lớn
- Tiêm 1 mũi duy nhất.
Tên nhân vật đã được thay đổi.
Kim Uyên (Ảnh: VNVC)