Louis Edward Curdes bên cạnh chiếc P-51 của mình
Chiếc tiêm kích P-51 của phi công Mỹ Louis Edward Curdes là một chiếc máy bay rất đặc biệt, vì trên thâ💃n nó ghi lại chi chít ký hiệu của những máy bay phát x🌜ít Đức, Italy, Nhật Bản mà ông bắn hạ, trong đó có cả một phi cơ của chính không q☂uân Mỹ, theo War History.
Sau khi gia nhập không quân Mỹ, Curdes được điều tới chiến trường châu Âu trong đội 🐻hình Phi đ🤪ội tiêm kích 95, Không đoàn 12 vào tháng 3/1943. Ông được giao điều khiển một chiếc tiêm kích P-38 Ligh🗹tning và nhanh chóng trở thành huyền thoại không chiến ngay trong thá🧔ng đầu tiên.
Curdes tham gia chiến đấu lần đầu hôm 29/4/1943 với thành tích bắn hạ ba tiêm kích Messerschmitt Bf ♒109 củওa Đức và bắn hỏng một chiếc khác trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Khi tới Italy, ông bắn hạ thêm hai chiến đấu cơ Me-109 gần thị trấn Villaciddro, Sardinia, đạt thành tích bắn rơi 5 máy bay địch và gây hư hại một chiếc chỉ trong vòng 21 ngày.
Hai tháng sau, ông tiếp tục bắn rơi một chiếc Macchi C.202 Folgore, bắn bị thương một tiêm kích Me-109 trên bầu trời Italy. Loạt thành tích này giúp ông được nhận Huân chương Chữ thập không quân🌸 cao quý.
Tuy nhiên, trong trận không chiến ngày 27/8, chiếc P-38 của ông cũng bị t𓆉rúng đạn khi đang giao chiến với tiêm kích Đức. Curdes buộc phải hạ cánh khẩn cꦡấp và lập tức bị quân💝 Italy bắt sống, đưa đến trại tù binh.
Sau 8 tháng ở trong lãnh thổ địch, Curdes trốn thoát vào tháng 5/1944 và trở về Mỹ, sau đó tiếp tục quay lại chiến đấu trong đội hình Phi đội tiêm kích số 4 thuộc đội Biệt kích đường không số 3 ở mặt tr🔯ận Thái Bình Dương. Curdes được giao trọng trách lái tiêm kích P-51.
Đến tháng 10, Mỹ kiểm soát được một phần Philippines, Đội Biệt kích đường không số 3 nhận nhiệm vụ ném bom các꧅ căn cứ Nhật Bản để yểm trợ bộ binh, tập kích cứ điểm dọc bờ biển Trung Quốc và eo biển Đài Loan để hộ tống tàu Đồng minh, thả hàng tiếp tế, vận chuyển thư và sơ tán người bị thương.
Ngày 7/2/1945, Louis Erward Curdes bắn rơi một chiếc Mitsubishi Ki-46-II của Nhậ🍎t. Với thành tích này, ông trở thành phi công đẳng cấp Ace (bắn hạ từ🍨 5 máy bay địch trở lên), cũng là một trong ba người bắn hạ chiến đấu cơ của cả ba nước phe Trục là Đức, Italy và Nhật Bản.
Ngày 10/2, ông dẫn đầu phi đội 4 chiến đấu cơ xuất kích từ Mangaldan, Philippines đến mũi phía nam Đài Loan, sau khi có tin tình báo cho rằng Nhật Bản đang sử dụng một căn cứ không quân tại đây. Tuy nhiên, th🦩ông tin này không chính xác nên họ quay lại Philippines. Khi quay về đến đảo Bataan, phi đội tách ra, Curdes và trung úy Schmidtke bay về phía bắc,🧔 trong khi trung úy Scalley và La Croix chuyển sang phía nam.
Bất chợt trung úy Scalley liên lạc, yêu cầu chi viện sau khi phát hiện một sân bay nhỏ củaꦐ Nhật Bản trên một hòn đảo. Curdes cùng Schmidtke bay sang hướng nam để tham gia tập kích khi máy bay La Croix bị trúng đạn, buộc phi công này nhảy dù.
Sau cú bổ nhào ném bom vào sân bay quân Nhật, Curdes vọt lên và bất ngờ phát hiện một máy bay vận tải đang tiếp cận sân bay. Curdes điều khiển máy bay đến gần, nhận ra đó là một chiếc C-47 Skytrain của Không đoàn chở quân số 317 Mỹ, nhưng ông tin rằng nó đã bị quân Nhật đánh cắp mà💝 không thèm xóa ký hiệu không quân Mỹ.
Curdes cố gắng liên lạc qua radio với phi công điều khiển chiếc máy bay nhưng không có hồi đáp. Ông lái chiếc P-51 cắt m🌳ặt để ngăn nó hạ cánh xuống đường băng, nhưng chiếc m🐓áy bay vẫn tiếp tục tiến về phía trước.
Sau hai lần thực hiện động tác cắt mặt không có hiệu quả, ông quyết định bắn vào động cơ, buộc máy bay C-47 hạ cánh xuống mặt biể𒁏n, không xa vị trí La Croix nhảy dù. Khi phi hành đoàn bò ra khỏi chiếc máy bay, La Croix tiếp cận và nhận ra đó là người Mỹ, chứ không phải quân Nhật Bản.
Hóa ra chiếc vận tải cơ C-47 c𒁃hở theo 12 người, trong đó có hai nữ y tá, bị lạc đường do thời tiết xấu, bộ đàm bị hỏng trong khi sắp hết nhiên liệu nên phi công bay về phía đường băng để hạ cánh mà khôn𒈔g biết đó là sân bay của Nhật.
Curdes rất hối hận vì đã bắn vào chiếc máy bay của phe mình, nhưng đây lại là cơ hội để ông tìm thấy người bạn đời. Một trong hai nữ y tá có mặt trên chiếc vận tải cơ đó là Valorie, người sa💜u này chấp nhận kết hôn với ông. Thành tích bắn rơi chiếc C-47 của Curdes được ghi dấu bằng lá cờ Mỹ ở thân máy bay, bên cạnh cờ phát xít Đức, Italy và Nhật.
Duy Sơn