Máy bay ngày tận thế E-4B Nightwatch
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường bị chỉ trích vì chi phí đi nghỉ cuối tuần quá tốn kém, phần lớn là từ khoản tiền 180.000 USD/giờ cho việc sử dụng chuyên cơ Air Force One. Tuy nhiên chiếc Boeing 747 xanh trắng nổi tiếng chỉ là biểu tượng dễ thấy nhất của tổng thống Mỹ, đằng sau đó là cả một lực lượng không quân bí mật nhằm đảm bảo an toàn và khả năng lãnh đạo của tổng tư lệnh đất nước trong trường hợp nổ ra thảm họa, theo Politico.
Ngay từ t💎hập niên 1960, Mỹ đã chế tạo v🦄à trang bị một loạt máy bay với mục đích duy nhất là sơ tán tổng thống khi nổ ra chiến tranh hạt nhân và giúp tổng tư lệnh nước Mỹ chỉ huy một cuộc chiến từ bất cứ nơi đâu.
Về mặt kỹ thuật, đội phi cơ này không phải là bí mật, nhưng chúng rất hiếm khi được nhắc tới. Không quân Mỹ thậm chí còn không công khai thừa nhận sở hữu một số máy bay trong phi đội, dù chúng luôn sẵn sàng phục vụ tổng thống bất cứ lúc nào. Bí mật lớn nhất xung quanh phi đội này không nằm ở lực lượng máy bay, mà chính là nơi chúng dự kiến hạ cánh sau khi đón tổng thố🧜ng.
Không quân Mỹ có 4 máy bay Boeing 747𒈔 trang bị đặc biệt mang tên E-4B Nightwatch, còn có biệt danh là "máy bay ngày tận thế". Khi cất cánh, chúng sẽ được gọi là Trung tâm Tác chiến trên không Quốc gia (NAOC). Hoạt động từ thập niên 1970, E-4B luôn là lựa chọn tốt nhất giúp tổng thống Mỹ sống sót trong một vụ tấn công hạt nhân.
Khác với sự tiện nghi trên Air Force One, E-4B là trung tâm chỉ huy chiến tranh di động, mang theo hàng chục chuyên gia phân tích quân sự, chiến lược gia và trợ lý liên lạc để trợ giúp tổng thống Mỹ. Chúng được trang bị nhiều linh kiện đặc biệt, như ăng ten dây dài tới 8km để duy trì liên lạc với l𒁏ực lượng tàu ngầm hạt nhân, nga💝y cả khi các trạm liên lạc mặt đất bị phá hủy.
Trong giai đoạn cuối Chiến 🧸tranh Lạnh, một máy bay E-4B Nightwatch luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở căn cứ không quân Andrew, sẵn sàng cất cánh chở tổng thống chỉ sau 15 phút báo động. Ngày nay, một trong số chúng vẫn bay cùng hoặc gần tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài. Trên đất Mỹ, một chiếc E-4B luôn trực sẵn ở căn cứ không quân Offutt, bang Nebraska với động cơ bật sẵn 24/24, sẵn sàng cất cánh đón tổng thống trong tình huống khẩn cấp.
Ngoài máy bay ngày tận thế, trong đoàn máy bay hậu cần hùng hậu chuẩn bị cho các chuyến công du nước ngoài của tổng thống Mỹ còn có ba máy bay phản lực phi vũ trang Gulfst💞ream 🧜IV VIP số hiệu đuôi 50049, 50050 và 60403, theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami
Chúng được mua từ năm 1985 với giá 40 triệu USD/chiếc. Mỗi chiếc Gulfstream có thể chở 12-16 người, không sử dụng hệ thống điều khiển và trang bị tối tân như 💜máy bay hiện đại. Tuy nhiên, chúng được duy trì trong trạng thái tốt nhất, sở hữu nhiều hệ thống phòng thủ đặc biệt để tránh bị bắn hạ.
Không quân Mỹ định danh bản Gulfstream này là C-20C. Chúng thường bay theo Air Force One, hạ c𝓡ánh xuống một căn cứ không quân hoặc sân bay không xa tổng thống Mỹ. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, C-20C sẽ đưa tổng thống Mỹ đến một trong số hàng chục sở chỉ huy mặt đất trải khắp đất nước.
C-20C không bao giờ xuất hiện trong phái đoàn công du cùng tổng thống Mỹ. Nhưng trong tình huống đặc biệt có mức rủi ro lớn, tổng thống Mỹ sẽ ở trên các máy bay này. Năm 2000, Tổng thống Bill Clinton lúc đó đã bí mật lên một chiếc C-20C đến Pakistan, trong khi một máy bay phía sau🅠 sử dụng mã hiệu Air Force One để nghi binh trong suốt hành trình bay.
Một chiếc C-20C trong phi đội hộ tống tổng thống Mỹ
Khả năng hạ cánh trên đường băng ngắn cho phép C-20C hoạt động ở gần như mọi sân bay trên thế giới. Tính năng này rất hữu ích trong trường hợp cần che giấu tung tích tổng thống Mỹ. Chúng được lắ🐽p thiết bị cảnh báo radar AN/APR-17 và hệ thống đối phó tên lửa hồng ngoại, cũng như ăng ten liên lạc radio cao tần và kết nối vệ tinh.
C-20C được cho là lựa chọn 🐻ưu tiên trong chiến tranh hạt nhân. Hệ thống điều khiển lạc hậu của nó chịu được tác động của vũ khí xung điện từ (EMP), vốn có khả năng đốt cháy các mạch điện tử bán dẫn hiện đại. Phi đội này được cho là thuộc biên chế Không đoàn không vận số 89 của không quân Mỹ.
Duy Sơn