Sự hoán đổi định mệnh
Sau năm 1969, khi tàu Apollo 11 của Mỹ đáp thành công xuống Mặt Trăng, sự quan tâm của côꦡng chúng đến vũ trụ giảm dần. Nhiều nhà sử học chꦑo rằng sự kiện này cũng đánh dấu hồi kết của cuộc chạy đua vào không gian giữa Liên Xô và Mỹ.
Tuy nhiên, khoa học vũ trụ vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu và nhiều cột mốc chưa bị phá vỡ. Ví dụ, giới chuy𓂃ên gia chưa hiểu rõ về tác động của tình trạng không trọng lượng kéo dài đối với cơ thể người. Thời gian con người ở ngoài không gian lâu nhất, tính đến thời điểm hạ cánh xuống Mặt Trăng, là khoảng hai tuần.
Để bù đắp cho thất bại trong cuộc chạy đua lên Mặt Trăng, Liên Xô nhanh chóng chuyển hướng sang chương trình trạm vũ trụ. Họ tập hợp các thiết bị hiện có và gấp rút lắp ráp mộtಞ trạm vũ trụ. Trạm mang tên Salyut 1, phóng ngày 19/4/1971 và trở thành trạm vũ trụ đầu tiên quay quanh Trái Đất.
Nỗ lực đầu tiên nhằm đưa phi hành gia lên trạm diễn ra chỉ ba ngày sau khi phóng Salyut 1. Tuy nhiên, phi hành đoàn 4 người không thể𓃲 cập bến và phải trở lại Trái Đất trong chưa đầy hai 🏅ngày.
Nỗ lực tiếp theo diễn ra vào tháng 6 và một phi hành đoàn ba người được chỉ định bay trên tàu Soyuz 11. Nhưng chỉ hai ngày trước khi phóng theo lịch trình, các chuyên gia phát hiện một nốt có kích thước bằng quả trứng gà trong phổi phải của một phi hành gia. Điều này đã làm thay đổi số phận của phi hành đoàn, t✤heo hồi ký của kỹ sư♛ vũ trụ Boris Chertok (1912 - 2011).
Đội dự phòng gồm chỉ huy Georgy Dobrovol🅠sky, kỹ sư bay Vladislav Volkov🎀 và kỹ sư nghiên cứu Viktor Patasayev thay thế đội chính bước lên tàu Soyuz 11. Con tàu phóng lên không gian ngày 6/6/1971.
Các nhà khoa học muốn theo dõi chặt chẽ tác động của không gian với cơ thể người. Do đó, một máy chạy bộ được lắp đặt trên Salyut 1 và phi hành đoàn cũng không mặc bộ đồ vũ trụ. Các nhà khoa học khi đó muốn phát triển một tàu vũ trụ đủ an toàn, giúp các phi hành gia không cần đến bộ đồ. Thêm vào đó, việc loại bỏ bộ đồ giúp tiết kiệm không gian, cho phép mang nhiều thiết bị hơn trong tà🌳u và trạm vũ trụ.
Sự im lặng bất ngờ trong hành trình trở về
"Soyuz là một con tàu rất tự động, nên bạn không phải làm gì nhiề💙u", Siddiqi nói. Hầu hết mọi thứ của tàu đều hoạt động đúng như dự kiến. Phi hành đoàn vẫn trong tình trạng thể chất tốt khoảng vài ngày cuối của nhiệm vụဣ.
Ngày 30/6/1971, khoảng nửa tiếng trước khi Soyuz 11 dự kiến hạ cánh tại vùng đồng bằng thuộc Kazakhstan, trung tâm kiểm soát chuyến bay ở Yevpatoriya, ꦐphía tây Crimea, gặp phải sự im lặng ngoài dự kiến. Nhân viên liên꧒ lạc lo ngại khi không nhận được báo cáo từ các phi hành gia.
Module chở người của Soyuz 11 tự định hướng, mở dù và đáp xuống nhẹ nhàng lúc khoảng 2h sáng. Ch🤡ỉ hai phút sau khi Soyuz 11 hạ cánh, đội cứu hộ từ máy bay trực thăng đã tiếp cận với module nằm nghiêng.
"Họ nhanh chóng mở cửa sập. Cả ba phi hành gia đang ngồi trên ghế trong tư thế yên bình, trên mặt có những đốm xanh sẫm, máu chảy ra từ mũi và tai. Đội cứu hộ kéo các phi hành gia ra khỏi module. Cơ thể Dobrovolsky vẫn còn ấm. Các bác sĩ cố gắng tiến hành hồi sức nhân tạo. Theo báo cáo từ địa điểm hạ cánh, các phi hành gia thiệt mạng do ngạtꦺ thở", Chertok viết.
Nguyên nhân thảm họa
Soyuz 11 gồm ba module: phía trước là module đóng vai trò như phòng làm việc, ở giữa là cabin cho ba phi hành gia, phía sau là module thiết bị với động cơ và nguồn điện. Để tách module🔴, những hộp nhỏ chứa một ít chất nổ sẽ kích hoạt vào một thời điểm chính xác theo thứ tự. Tuy nhiên, theo một giả thuyết được nhiều chuyên gia ủng hộ, các hộp nhỏ này đã kích hoạt cùng lúc.
Chấn động từ vụ nổ khiến một van trong cabin mở ra khi Soyuz 11 đang ở độ cao chết người. Module nhanh chóng giảm áp suất khiến phi hành đoàn bất tỉnh chỉ trong vài giây. Van bị mở ở độ cao khoảng 170 km, phía trên đường Karman - ranh giới t🌠ưởng tượng dùng để xác định không gian. Dobrovolsky, Volkov, và Patsayev trở thành nhóm người duy nhất đến nay thiệt mạng ngoài ranh giới đó.
"Không có bộ đồ vũ trụ và oxy khẩn cấp để bảo vệ, các ph🎃i hành gia đã qua đời", Michael Smithꦛ, nhà sử học tại Đại học Purdue (Mỹ), nhận định. Siddiqi cũng cho rằng nếu mặc bộ đồ vũ trụ, họ chắc chắn sẽ sống sót khi tàu giảm áp.
Tuy nhiên, một sai lầm kh꧟ác của nhiệm vụ Soyuz 11 là thử nghiệm không đầy đủ, một phần do sự hấp tấp khi chạy꧃ đua vào không gian. "Nhiều trục trặc của tàu vũ trụ không xuất hiện ngay lập tức. Đôi khi bạn phải thử nghiệm tới 50 lần mới có gì đó phát sinh", Siddiqi nói.
Sau sự cố, Liên Xô đã tổ chức quốc tang và tang lễ long trọng. Các lãnh đạo gửi lời chia buồn đến gia đình của ba phi hành gia. Cái chết của họ cũng có tác động lâu dài đến chương trình vũ trụ của Liên Xô sau này. Liên Xô không thực hiện chuyến du hành🔴 vũ trụ nào khác suốt hơn hai năm.
Đến cuối những năm 1970, không còn trường hợp tử vong nào xảy ra. Liཧên Xô phóng trạm vũ trụ Salyut 6 vào năm 1977 và sự kiện là một thành công không thể phủ nhận. Nhiều phi hành đoàn đã cập bến rồi rời khỏi trạm vũ trụ, thời ꧃gian của các nhiệm vụ cũng tăng dần từ ba tháng lên 6 tháng.
"Một thông tin tích cực là nh🔯ững thiết kế và cải tiến sau đó với tàu Soyuz (bao gồm cả bộ đồ vũ trụ) có💟 độ bền rất lớn. Soyuz 11 là thảm họa không gian chết người cuối cùng của Liên Xô và Nga", Smith chia sẻ.
Thu Thảo (Theo Business Insider)