Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 5.000 ca tử vong, số ca nhiễm vượt 215.000.ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Phi Nhung, sống ở TP HCM, nói về nỗi lòng không bên con thời dịcꦫh.
- Tâm trạng chị ra sao khi chưa thể ở bên chăm sóc con?
- Nhiều đêm tôi không ngủ vì nghe con kể ngày càng có nhiều người dương tính nCoV nhập viện. Biết tôi lo lắng, Wendy thường xuyên nhắn tin bảo tôi mọi việc đều ổn, dặn dò tôi bảo vệ sức khỏe cũng như các em nuôi ở Việt Nam. Con gái lo ngược lại cho tôi, khuyên tôi ăn nhiều rau, tốt nhất ăn chay, dặn rửa tay nhiều lần. Wendy từ nhỏ đã mạnh mẽ và tự lập nên tôi tin tưởng con sẽ biết cách bảo vệ bản thân. Dù vậy tôi liên tục nhắc nhở con cẩn thận. Tôi tự trấn an Wendey trẻ nên hệ miễn dịch và k💮hả năng chống chịu với bệnh tật tốt hơn người cao tuổi.
- Con gái kể cho chị thế nào về công việc y tá?
- Con tôi ở với cậu tại Garden Grove (California), làm ở một bệnh viện lớn gần Los Angeles, cách nơi ở hơn một giờ đồng hồ đi xe hơi. Từ khi dịch xảy ra, con bé hầu như ở bệnh viện. Một tuần, Wendy có hai ngày trực 24/24 tiếng và một buổi tối, chỉ được một ngày nghỉ vào chủ nhật mới có thể về nhà. Con bé là y tá điều dưỡng t🧜rong phòng mổ nhưng khi ꧋dịch bùng nổ, được điều động sang khu khám tổng quát và kiểm dịch. Hàng ngày, Wendy tiếp xúc với nguồn bệnh nên tôi luôn sống trong nỗi sợ không may con bị lây nhiễm chéo.
Wendy ra trường v𝕴ừa tròn một năm. Lúc làm y tá điều dưỡng trong phòng mổ con bé kể thấy hạnh phúc khi giúp được một người mẹ sinh con khỏe mạnh. ✃Sau đó, con gái tôi gặp trường hợp bệnh nhân ung thư thời kỳ cuối và không thể giúp được gì nên bị stress mấy ngày, ở nhà không đi làm. Đến khi trở lại bệnh viện lại đúng lúc dịch bùng phát. Nhìn những người già trong tình trạng nguy kịch, con bé khóc mấy đêm.
- Chị làm gì để tiếp sức mạnh cho con gái?
- Wendy đang căng thẳng chống dịch. Con bé không có thời gian nấu nướng nên tôi nhờ diễn viên Hoài Tâm nấu sẵn đồ ăn mang đến cho con. Bình thường, bốn gi꧙ờ sáng là Wendy thức dậy đi làm (lúc đó là chiều tối ở Việt Nam), vừa lái xe, con♉ vừa gọi điện bằng tai nghe ngoài cho tôi. Hai mẹ con tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ăn uống, ngủ nghỉ. Có lần, Wendy kể bệnh viện của con đầy đủ các thiết bị y tế nhưng khẩu trang vẫn khan hiếm. Một ngày, mỗi y bác sĩ chỉ được dùng một chiếc khẩu trang. Tôi liền nhờ bạn bè bên Mỹ gom 400 chiếc gửi vào cho con. Nhận được, con bé mừng lắm, cảm ơn tôi và chia sẻ khẩu trang cho đồng nghiệp.
- Chị tự hào điều gì ở Wendy?
- Tôi tự hào vì con gái chọn nghề y tá - công việc có ý nghĩa, giúp đỡ được nhiều người. Con bé học ngành này và muốn có tấm bằng đại học như món quà cho tôi. Wendy nói chăm sóc, chữa trị cho người già nên có nhiều kinh nghiệm, sau này khi tôi ở tuổi xế cꦇhiều sẽ làm tốt việc chăm tôi. Những suy nghĩ đó của con khiến tôi xúc động.
Wendy ngoan, rất nghe lời mẹ. Con không bao giờ làm điều gì tôi không thích hoặc buồn lòng, chưa bao giờ t🐈iêu xài hoang phí. Từ nhỏ, tôi dạy con phải biết tiết kiệm, dành đồng tiền vào những việc có ý nghĩa như từ thiện. Khi đi làm, tháng lương đầu tiên, con bé ♐mua cho tặng tôi một chiếc xe hơi. Tôi biết Wendy phải trả tiền góp hàng tháng cho món quà này nhưng vui vì con gái hiếu thảo. Ngoài ra, con gái giống tôi là luôn quan tâm, lo lắng cho mọi người xung quanh nhưng không bao giờ thể hiện cảm xúc ra ngoài. Ít khi tôi nghe con bé nói "con yêu mẹ" mà chỉ là những lời hỏi han thường xuyên.
- Dịch ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc chị ra sao?
- Dịch bệnh làm ảnh hưởng cả thế giới nên công việc của tôi cũng không thể tránh khỏi vòng xoáy. Nhà hàng chay của tôi đóng cửa nhưng tôi vẫn chăm lo cho nhân viên,tạm ứng lương để họ trang trải cuộc sống. Tôi không đi hát, ở nhà với các con nuôi, hạn chế ra🐻 ngoài thay vì hay đi chùa như trước kia. Tôi ăn uống đơn giản nên cũng không🙈 có nhu cầu mua sắm nhu yếu phẩm gì nhiều, vì vậy, cuộc sống của tôi không đến mức đảo lộn hoàn toàn.