Khối lượng container được xử lý tại cảng Los Angeles và Long Beach (California), những cửa ngõ nhập khẩu hàng hoá từ châu Á, đã tăng 4ꦯ5% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng tháng thứ tám liên tiếp. Trong tháng 3, khối lượng container tại cảng Los Angeles tăng khoảng 80%.
Quá tải khả năng xử lý tại các cảng khiến hàng chục tàu container phải nằm chờ ngoài khơi. Hai cảng trên xử lý 40% hàng hoá vào Mỹ, đã không theo kịp sự tăng quá nhanh của nhu cầu nhập khẩu khi người Mỹ muốn sử dụng khoản tiền💦 kích cầu tiêu dùng.
Giám đốc điều hành cảng Los Angeles cho biết, nhập khẩu hàng hoá đã tăng với tốc độ chưa từng có. Tuy nhiên, năng lực xử lý vẫn bị ảnh hưởng, dưới tác động của Covid-19. Truyền thô🌠ng địa phương cho biết, khoảng 800 công nhân, tương đương 5% tổng số lao động tại 2 cảng trên, đã bị nhiễm virus trong tháng 2 và 3.
Chậm giải phóng hàng khiến tình hình thiếu container trở nên trầm trọng và tăng cước phí vận chuyển tương ứng. Đơn cử, cuối tháng 3, chi phí vận tải từ Trung Quốc đến Bờ Tây nước Mỹ là 5.000 USD một container 40 feet, theo công ty số liệu thị trường Freightos tại Hong Kong. Gi🍌á khởi điểm đã tăng 250% so với năm ngoái trong bối cảnh khan hiếm container. Chi phí vận tải từ châu Âu đến Bờ Tây tăng gần gấp đôi.
Lợi nhuận các công ty cũng bị ảnh hưởng bởi tắc nghẽn tàu ở California. Nike, doanh nghiệp có trụ sở chính tại bang Oregon cho biết, họ đang đối mặt với tình trạng hꦉàng may mặc từ châu Á giao chậm từ 3 tuần trở lên. Trong quý tài chính thứ ba kết thúc vào tháng 2, doanh thu toàn cầu của Nike đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng những số liệu quan trọng tại Bắc Mỹ giảm 10% do nguồn cung sản phẩm gián đoạn.
Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất tại các nhà máy đã trở lại tương đối nhanh chóng. Trong kỳ nghỉ ⛦Tết Nguyên đán, do l𒈔ệnh hạn chế đi lại, các công nhân không trở về quê khiến các nhà máy vẫn hoạt động bình thường.
Jon Gold, Phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan của Liên đoàn Bán lẻ quốc gia (Natio♍nal Retail Federation) có trụ 𓆏sở tại Washington cho biết, để ứng phó, một số công ty đã chuyển sang vận tải hàng không, với chi phí cao gấp 8-10 lần. Ông cũng dự đoán, khoản chi phí dôi ra này sẽ được tính vào giá sản phẩm. Nếu đúng như vậy, chi tiêu của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng.
Đức Minh (Theo Nikkei)