Năm 24 tuổi, tôi lần đầu tiên mang hàng hóa từ xưởng của mình đi triển lãm ở Frankfurt, Đức. Tron🌊g thời gian triển lãm, ngày nào cũng có một ông già có đôi mắt tinh anh đi qua đi lại nhìn ngắm và hỏi vài câu bâng quơ. Ngày cuối ông ấy dẫn một nhóm đến và chúng tôi có giao kèo lớn đầu tiên vớ✱i một tập đoàn Top 3 châu Âu về trang trí nội thất.
Sau triển lãm, tôi về nước hí hửng chờ đơn hàng. Nhưng email đầu tiên tôi nhận được là một bộ hồ sơ cỡ 8 trang A4 với yêu cầu đọc kỹ và ký tên gửi lại cho họ. Bộ hồ sơ có tên Supplier Code of Ethics (Bộ quy tắc đạo đức cho nhà cung cấp). Tôi tá hỏa vì trong đó có nhiều quy định và mức phạt về các vi phạm môi trường, nguyên liệu an toàn, trách nhiệm xã hội với công nhân, đạo đức kinh doanh và tôn trọng tôn giáo, văn hóa. Một người từng học luật như tôi mất cả tuần nghiên cứu mới trảꦜ lời được... Sau đó là thời gian dành cho việc thử nghiệm: các chất độc hại có trong sản phẩm hay không, nhà máy có đảm bảo về an toàn lao động, điều kiện sống của công nhân ra sao…
Sau này khi gặp lại ông già kỳ dị đó, tôi mời ông đi ăn tối và hỏi tạ😼i sao công ty ông lắm thủ tục giấy tờ “màu mè” như vậy. Ông ấy kể, ông cố nội ông đẻ ra công ty này và tới giờ cháu ông đang quản lý. Họ tồn tại mấy trăm năm nay là nhờ những thứ được cho là "màu mè" này.
Từ đó, khi làm việc với tất💯 cả khách hàng lớn từ Mỹ, Australia hay châu Âu, tôi đều phải ký và tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử, mà không cảm thấy phải băn khoăn điều gì nữa.
Ngoài nội thất, tôi còn làm việc tay trái là về truyền thông. Tôi lại gặp những điều tương tự. Các công ty nghiêm túc đều yêu cầu chúng tôi phải ký cam kết tuân thủ các quy tắc đạo đức trong công việc truyền thông và tiếp thị cho họ. Có một tập đoàn lừng danh còn yêu cầu toàn bộ thành viên liên quan dành một ngày ngồi học về những quy ♋tắc này.
Nhưng khi làm việc với các đối tác Việt Nam, kể cả những công ty nghìn tỷ, thì không một công ty nào có Code of Ethics để yêu cầu đối t💟ác, nhân viên hay nhà cung c🌸ấp phải ký và tuân thủ. Đó là sự khác biệt.
Khi những giới hạn về đạo đức trong kinh doanh không được vạch ra và tuân thủ, người ta sẽ không lường được hậu quả của nó. Câu chuyện “nước mắm nhiễm arsen” là ví dụ mới nhất. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trꦗương Minh Tuấn sáng nay đã phải lên tiếng thể hiện nghi ngờ rằng đây là “một sự cố truyền thông”. Ông đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ động cơ, truy ra sự câu kết, xác định mức độ sai phạm và hậu quả để xử lý nghiêmꦰ minh nhằm “cứu được ngành sản xuất nước mắm truyền thống thoát khỏi cơn điêu đứng”.
Nếu có ai đó đứng sau toàn bộ kế hoạch này, tôi cho rằng, họ đã thành công trong việc tạo ra nỗi sợ như làn sóng lan rộng tới từng bếp ăn mỗi gia đình. Nhưng chiến thuật tưởng chừng bài bản đó phản tác dụng vì họ vi phạm một trong những nguyên tắc tối kỵ trong các Code of Conduct thườn♓g có: đạo đức🔯 kinh doanh và tôn trọng văn hóa bản địa
Khi bạn muốn "lùa" người tiêu dùng về phía mình bằng những chiêu thức lừa dối và "đe dọa", đó l♎à cách thức phi đạo đức nhất. Khi bạn muốn "lùa" khách hàng về mình nhưng bằng cách bôi nhọ tập quán ẩm thực của ông bà cha mẹ họ, làm tổn thương đến giá trị ẩm thực đặc trưng nhất của dân tộc là nước mắm, tức bạn đã dẫm đạp lên niềm tin với họ hàng, ông bà, cô bác, bạn bè của họ. Với bờ biển trải dài như Việt Nam, không ai trong chúng ta không có một "dây mơ rễ má" nào đó với những người làm nước mắm: ông bà, họ hàng, dâu rể, nhà vợ, nhà thằng bạn học… "Đánh" vào tജruyền thống là cách làm tệ nhất của những người không có đạo đức kinh doanh nghĩ mà không tới.
Để trường tồn trong kinh doanh, bên cạnh tài năng, chiến lược còn có một điề🌺u không thể thiếu: là tờ giấy A4 thôi, chứa những chuẩn mực🍸 đạo đức cơ bản trong thương trường, để tuân theo và truyền từ đời này đến đời khác.
Nguyễn Thanh Hải