Ít nhất ba người Australia bị nghi sát cánh cùng các nhóm khủng bố, trong đó có Nhà nước Hồi giáo (IS), muốn về nhà với sự giúp đỡ của chính quyền liên bang. Hai trong số những người nàওy có liên quan tới IS, người còn lại chiến đấu cho nhóm cꩵực đoan Jabhat al-Nusra.
The Australian đưa tin các đại diện pháp luật của ba phiến☂ quân đã tiếp cận chính quy🔥ền liên bang để biết thông tin về hình phạt mà thân chủ của họ có thể đối mặt khi trở lại Australia. Những cuộc thương lượng bí mật này đặt ra tình thế khó xử cho giới chức an ninh. Việc tiếp cận với các đại diện đó diễn ra tách biệt: một người tới đại sứ quán Australia ở Thổ Nhĩ Kỳ, một người tới bộ Ngಞoại giao và Thương mại Australia còn người thứ ba tới Cảnh sát liên bang Australia.
Các phiến quân muốn về nước bị nghi đã có mặt ở Syria ít nhất 2 năm. Một trong số ấy có cựu nhân viên y tế ở bang Victoria. Khi chiến đấu cùng nhóm khủn💮g bố, người này lấy tên là Abu Ibrahim. Ibrahim, khoảng 30 tuổi, tới Syria và có 6 tháng sát cánh cùng 🅘IS. Hiện người này được tin là đã bỏ trốn sang ꦗThổ Nhĩ Kỳ.
Trong cuộc phỏng vấn cùng hãng tin tức của Mỹ cách đây vài tháng, Ibrahim giải thích anh ta rời khỏi nhóm khủng bố vì nhớ 🍬vợ và hai con hiện vẫn sống ở Australia. Ibrahim nói rằng anh ta không đồng ý với những gì nhóm khủng bố đang làm, c👍ụ thể là sát hại dã man các con tin phương Tây.
"Một số chính sách như tôi nói là xử tử những người không tham chiến. Tôi không hoàn toàn đồng ý với những điều này", CBS dẫn lời Ibrahim chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên, người đàn ông này tiết lộ anh ta hỗ trợ những vụ giết người man rợ diễn ra theo luật Hồi giáo Sh♚aria, đồng thời khẳng định từng chứng kiến nhiều vụ hành hình,𓄧 trong đó có đóng đinh vào giá chữ thập và ném đá hai người bị buộc tội ngoại tình.
Ibrahim cho rằng nhiều người phương Tâ🀅y tới Syria do bị chiến dịch tuyên truyền trên mạng ಌxã hội lôi kéo. Theo anh ta, thực tế khác xa so với những gì được quảng cáo.
"Nhiều người lúc mới đến rất hăm hở với những gì trông thấy trên mạng hoặc Youtube. Họ xem điều đó còn lớn hơn cả thực tế. Không phải tất cả chỉ là diễu binh hoặc chiến thắng", Ibrahim nói.
Lãnh đạo đảng đối lập, ông Bill Shorten, cho hay ông sẽ xin ý kiến chính phủ về vấn đề các tay súng nước ngoài đang tìm đường trở lại Australia.
"Người Australia không nên ra nước ngoài chiến đấu trong những cuộc chiến đó. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tham vấn chính phủ", ông Shorten nói với các phóng viên ở thành phố Brisbane.
Theo ông Sho༒rten, đảng Lao động tin vào khái🎃 niệm cải tạo giáo dục. Thủ tướng Tony Abbott hôm qua c𓃲ho biết "xã hội của chúng ta không có chỗ cho những người bị cực đoan hóa và trở nên tàn bạo do tham dự vào những phong trào khủng bố đó".
Bình Minh