"Lệnh cấm đánh bꦑắt này không áp dụng với ngư dân của chúng tôi", lực lượng đặc nhiệm Biển Đông của Philippines cho biết trong tuyên bố hôm 4/5, đồng thời phản đối việc Trung Quốc áp lệnh cấm đi lại đối với các khu vực mà Manila nói thuộc lãnh thổ và quyền tài phán của họ.
"Ngư dân của chúng tôi được kꦬhuyến khích ra khơi đánh đánh bắt cá trong vùng biển của chúng tôi ở biển Tây Philippines (cách Philippines gọi Biển Đông)", tuyên bố nêu thêm.
Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp do Trung Quốc áp đặt từ năm 1999, bao gồm các khu vực của Biển Đông cũng như các vùng biển khác ngoài khơi Trung Quốc. Trung Quốc tuần trước tuyên bố sẽ thực thi lệnh cấm đánh bắt cá từ 1/5 đến 16/9, áp dụng tại khu vực Bột Hải, Hoàng Hải, biển ⭕Hoa Đông và vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trên Biển Đông, trong đó gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyềᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn của Việt Nam.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila ch💎ưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Quan hệ Philippines - Trung Quốc trở nên căng thẳng khi hàng trăm 🦂tàu vỏ sắt Trung Quốc neo đậu tại khu vực bãi Ba Đầu, trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo𒀰 Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Philippines và giới chuyên gia cáo buộc đội tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc và nhằm phục vụ các toa🤪n tính chiến lược của Bắc Kinh ở khu vực, nhưng Bắc Kinh bao biện đây chỉ là "tàu cá tránh bão", dù điều kiện thời tiết ở khu vực lúc đó rất thuận lợi cho việc đánh bắt.
Sau khi nhiều nước lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc, phần lớn đội tàu này đã rời khỏi bãi Ba Đầu, tỏa ra các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn duy trì vài tàu neo đậu🌸 tại đây.
Lực lượng đặc nhiệm Biển Đông của Philippines cho biết họ phát hiện 7 "dân quân biển Trung Quốc" hôm 27/4 tại bãi Sa Bin, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc, Đài Loan, Philip꧋pines cũng tuyên bố chủ quyền phi pháp. Nhóm này bị giải tán, 5 người quay trở lại hai ngày sau đó rồi lại rời đi.
Việt Nam đã khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọ💎n📖g chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ29/4 khẳng định lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố vi phạm luật quốc tế và quyền tài phán của quốc gia. Quy chế cấm đánh bắt đơn phương của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Huyền Lê (Theo Reuters)